Quyết định này sẽ giúp người dân các nước nghèo như Việt Nam được mua thuốc chống ung thư với giá rẻ hơn

02/04/2016 20:11 PM | Kinh doanh

GSK cũng hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng điều trị căn bệnh ung thư với chi phí rẻ hơn.

Công ty dược phẩm hàng đầu Anh Quốc GlaxoSmithKline (GSK) vừa ra thông báo rằng họ sẽ không thu tiền bản quyền những sản phẩm thuốc tại một vài quốc gia như họ từng làm. Thay vì áp mức giá bản quyền thuốc trên toàn thế giới, công ty này sẽ xem xét sự phát triển kinh tế của các quốc gia trước khi quyết định về vấn đề bảo hộ độc quyền thuốc tại đây.

Sau khi cân nhắc, GSK đã quyết định cho phép các công ty dược phẩm trong nước tại những quốc gia nghèo sản xuất nhiều sản phẩm thuốc của GSK với mức chi phí rẻ hơn. Nhờ vậy, người dân ở nhiều nước nghèo có cơ hội tiếp xúc với các loại thuốc tốt, phù hợp với khả năng chi trả của họ.

Đặc biệt, GSK phát biểu “Với những quốc gia kém phát triển (LDCs) và các quốc gia thu nhập thấp (LICs); GSK sẽ không thu tiền phí bản quyền thuốc. Các công ty dược phẩm tại những nước nghèo có thể sản xuất thuốc gốc của GSK với mức chi phí rẻ hơn”.

Với các quốc gia thu nhập khá, ”GSK sẽ thu phí bản quyền thuốc. Tuy nhiên, công ty sẽ cân nhắc về các thỏa thuận cung cấp phiên bản gốc của thuốc trong vòng 10 năm. GSK cũng muốn nhận được một khoản tiền bản quyền dựa trên doanh thu kinh doanh tại những nước này. ĐIều khoản này cũng áp dụng cho các nước thoát khỏi danh sách quốc gia thu nhập dưới trung bình vì sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây”. Thỏa thuận này cho phép các phiên bản thuốc gốc được sản xuất trong vòng 10 năm, thậm chí tại những quốc gia mà nền kinh tế phát triển hơn.

Cuối cùng, “với nhóm nước thu nhập cao và các nước khối G20, GSK sẽ tiếp tục thu phí bản quyền thuốc 100%”. Do bản quyền thuốc gốc thì không được cho phép tại các quốc gia này, GSK vẫn sẽ thu giá cao như thời điểm hiện tại.

Các bệnh nhân tại những nước nghèo có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại thuốc đắt tiền hơn

GSK cũng cam kết sẽ cung cấp những phương pháp trị bệnh ung thư cho quỹ bản quyền y tế (MPP) của UN. Cho đến nay, MPP đã có những bước tiến trong việc điều trị các căn bệnh như HIV, TB và viêm gan C tại những quốc gia thu nhấp thấp, thông qua các hợp tác trao bằng sáng chế y tế. Mặc dù nhiều nỗ lực đã được đưa ra nhằm giúp giải quyết các căn bệnh truyền nhiễm tại những quốc gia đang phát triển, tỉ lệ mắc bệnh ung thư vẫn đang tăng ở mức đáng báo động tại các nước này.

Nhóm kiến thức sinh thái quốc tế (KEI), một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động về vấn đề bản quyền thuốc đã phát biểu: “quyết định của GSK về vấn đề bản quyền thuốc chống ung thư là một tin vui cho tất cả mọi người. Tại thời điểm hiện tại, người bệnh khó có thể tiếp cận với các loại thuốc chống ung thư, thậm chí còn khó hơn nguồn thuốc HIV và HCV (vi rút chống bệnh lao)”.

Tuy nhiên, họ cũng đưa ra cảnh báo rằng “những chi tiết cụ thể sẽ rất quan trọng” và kêu gọi các công ty dược phẩm cũng nên có những động thái tương tự GSK để giúp nhiều người bệnh có khả năng tiếp cận với thuốc chống ung thư hơn. ”Các công ty dược phẩm lớn như Roche, Novartis, Bayer, Astellas và BMS với những loại thuốc chống ung thư cũng nên xem xét tăng khả năng tiếp cận y tế cho người bệnh trên toàn thế giới”, KEI nhấn mạnh.

Những động thái của GSK ra đời vào thời điểm các quốc gia đang phát triển tăng cường kiểm soát giá thuốc. Những công ty dược phẩm với lợi nhuận cao (như GSK với tổng lợi nhuận vào năm ngoái lên tới 10,3 tỉ bảng Anh) bị cáo buộc vì mức giá thuốc cao và sự độc quyền của họ đang gián tiếp gây nên nhiều cái chết cho bệnh nhân tại các quốc gia nghèo.

Chi phí đắt đỏ của nhiều loại thuốc đã đẩy nhiều quốc gia đang phát triển chấp nhận và cho phép các công ty dược phẩm trong nước sản xuất thuốc gốc mà không được sự cho phép, mà thường chỉ được sau khi trả phí, từ các công ty dược phẩm lớn.

Theo Minh Đức

Cùng chuyên mục
XEM