Quốc gia gần Việt Nam sở hữu kho báu ‘vàng xanh’ nơi nào cũng muốn: 'Thống trị' 60% nguồn cung thế giới, doanh nghiệp Trung Quốc đã sớm tìm thấy ‘món hời’

11/07/2023 09:19 AM | Kinh doanh

Quốc gia Đông Nam Á này đang sở hữu trữ lượng "vàng xanh" khổng lồ. Kim loại này là thành phần cực kỳ quan trọng để chế tạo pin hiệu suất cao cho xe điện.

Quốc gia gần Việt Nam sở hữu kho báu ‘vàng xanh’ nơi nào cũng muốn: 'Thống trị' 60% nguồn cung thế giới, doanh nghiệp Trung Quốc đã sớm tìm thấy ‘món hời’ - Ảnh 1.

Trung bình mỗi năm, các nhà khoa học sẽ khám phá ra 5 loài chim mới. Vào năm 2013, trong chuyến đi đến một quần đảo xa xôi ở Indonesia, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 10 loài chỉ trong 6 tuần, con số lớn nhất trong hơn 1 thế kỷ. Khu vực này được gọi là Wallacea, là một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học của thế giới.

Tuy nhiên, môi trường tự nhiên của Wallacea còn có nhiều thứ hơn cả các loài động vật hoang dã. Hoạt động khai thác gỗ, phát quang để làm nông và gần đây là sự phát triển của các đồn điền dầu cọ đã nở rộ ở khu vực này.

Giờ đây, hoạt động khai thác một nguồn tài nguyên quan trọng khác cũng trở nên sôi nổi ở Wallacea. Indonesia vốn là nhà sản xuất niken lớn nhất thế giới - loại kim loại quan trọng để chế tạo pin hiệu suất cao. Nhu cầu đối với niken dự kiến sẽ tăng mạnh khi nhu cầu với xe điện tăng cao.

Nhờ các công nghệ mới hỗ trợ việc chiết xuất niken từ đất, Indonesia đang lên kế hoạch tăng mạnh sản lượng khai thác. Công ty tài chính của Úc - Macquarie Group, cho biết, đến năm 2025, quốc gia này có thể cung cấp 60% niken cho cả thế giới, tăng so với mức khoảng 1 nửa hiện nay.

Hầu hết niken trên thế giới - bao gồm cả số được khai thác ở Indonesia, đến từ quặng đá ong. Loại quặng này có 2 loại, được gọi là limonite và saprolite. Saprolite chứa nồng độ niken cao hơn, rất phù hợp để xử lý trong một thiết bị gọi là lò điện lò quay (RKEF).

Quá trình này làm nóng chảy quặng ở nhiệt độ hơn 1.500 độ C, tạo ra hợp chất của niken và sắt được gọi là gang thỏi niken, phần lớn trong số đó được sử dụng để sản xuất thép không gỉ. Tuy nhiên, với cách thức bơm lưu huỳnh vào NPI để thay thế sắt, một sản phẩm có độ tinh khiết cao hơn là niken mờ (matte) có thể phù hợp để sản xuất pin.

Quốc gia gần Việt Nam sở hữu kho báu ‘vàng xanh’ nơi nào cũng muốn: 'Thống trị' 60% nguồn cung thế giới, doanh nghiệp Trung Quốc đã sớm tìm thấy ‘món hời’ - Ảnh 2.

Một khu khai thác niken ở Indonesia.

Cách khai thác này có 2 nhược điểm. Thứ nhất là tốn nhiều năng lượng. Tại Indonesia, năng lượng chủ yếu đến từ các nhà máy nhiệt than được xây dựng ở gần các mỏ khai thác. Than rẻ và mang lại nhiều năng lượng nhưng tạo ra nhiều khí nhà kính. Trong khi đó, các hãng xe điện phương Tây như Tesla muốn giới thiệu các thông tin “xanh” cho sản phẩm của mình.

Ngoài ra, một vấn đề khác là saprolite của Indonesia lại được khai thác và xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc. Năm 2020, Indonesia áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với phần còn lại. Tuy nhiên, phần lớn niken còn lại của nước này vẫn còn ở cá limonit, không phù hợp với quy trình RKEF.

Trong nhiều thập kỷ, các công ty khai thác mỏ đã thử nghiệm một giải pháp thay thế được gọi là lọc axit áp suất cao (HPAL). Thay vì nấu chảy, quặng được để trong một chiếc máy như nồi áp suất và trộn với axit sunfuric để tách niken. Phương pháp này hiệu quả với limonit và có thể trực tiếp tạo ra niken có độ tinh khiết cao, quan trọng để sản xuất pin.

Tuy nhiên, vì các nhà máy thí điểm có chi phí cao hơn nhiều so với kế hoạch và hoạt động không hiệu quả như dự tính. Mọi thứ dường như đã thay đổi. 3 nhà máy HPAL đã bắt đầu hoạt động ở Indonesia kể từ năm 2021, 7 nhà máy khác đang được phát triển.

Quốc gia gần Việt Nam sở hữu kho báu ‘vàng xanh’ nơi nào cũng muốn: 'Thống trị' 60% nguồn cung thế giới, doanh nghiệp Trung Quốc đã sớm tìm thấy ‘món hời’ - Ảnh 3.

Hầu hết các nhà máy được xây dựng bằng công nghệ Trung Quốc. 2 trong số 3 nhà máy đang hoạt động theo thiết kế của China Enfi Engineering Corporation, một công ty con của China Metallurgical Group Corporation cũng đang vận hành một nhà máy HPAL ở Papua New Guinea.

Bên cạnh khả năng xử lý limonite, các nhà máy HPAL có thể sử dụng ít năng lượng hơn nhiều so với RKEF và thải ra ít carbon hơn. Tuy nhiên, quá trình này lại tạo ra rất nhiều “chất thải đuôi”. Ngay cả khi chất thải được xử lý đúng cách, đất khai thác trong quá trình phá rừng sẽ bị xói mòn nhanh chóng, dòng chảy từ các mỏ cũng có thể làm ô nhiễm sông, hồ trong khu vực.

Việc chế biến hiệu quả kim loại này sẽ có ý nghĩa lớn đối với Indonesia, nơi Tổng thống Jodo Widodo đã đưa mục tiêu trở thành nơi có trữ lượng niken lớn nhất thế giới lên đầu tiên trong kế hoạch đầy tham vọng. Ông muốn đưa quốc gia Đông Nam Á này trở thành nhân tố chính trong chuỗi cung ứng xe điện.

Ngoài Wallacea, những trung tâm khai thác niken ở Indonesia cũng đang hoạt động “hết công suất”, đặc biệt là được hỗ trợ bởi các bí quyết công nghệ cũng như nguồn vốn của Trung Quốc. Cho đến nay, nhiều công ty khoáng sản của Indonesia đã hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp Trung Quốc, ví dụ như Harita Nickel hợp tác với công ty khai thác Ningbo Lygend Mining Co. để xử lý các mỏ niken ở đảo Obi.

Tham khảo Economist; Bloomberg

Theo Vu Lam

Cùng chuyên mục
XEM