Muốn thoát khỏi vùng thoải mái: Hãy tự hỏi 4 câu sau!

14/11/2014 07:41 AM | Quản trị

Dù có người từng nói với bạn rằng "Bạn phải biết buông bỏ thì mới trưởng thành được!" nhưng từ bỏ những thứ vốn quen thuộc không phải ai cũng thực hiện được

Việc từ bỏ những thói quen, lối sống cũ là một điều không dễ dàng. Dù có người từng nói với bạn rằng "Bạn phải biết buông bỏ thì mới trưởng thành được!" nhưng từ bỏ những thứ vốn quen thuộc không phải ai cũng thực hiện được. Cảm giác thoải mái chắc chắn có những lợi thế của riêng nó như việc bạn có muốn rời khởi chiếc chăn ấm vào giữa đêm, rời khỏi một công việc đang êm đềm hay một mối quan hệ yên ổn? Những lợi thế này cũng có gắn liền với một khái niệm khá quen thuộc: Vùng thoải mái.

Vùng thoải mái nơi mà hầu hết cuộc sống của chúng ta diễn ra và cũng là chốn phần lớn mọi người đều lui tới. Hãy thử xem xét đến lĩnh vực bóng đá: 90% trận đấu được diễn ra trong khoảng giữa sân, ngoài khu vực này được gọi là vùng cấm- nơi tạo ra sự khác biệt trong cuộc chơi được tạo ra. Đó là nơi cá nhân các cầu thủ cũng như toàn đội bóng đối mặt với thử thách và ghi điểm. Việc tồn tại trong vùng thoải mái quá lâu cũng có thể gây ra sự nhàm chán và nó thui chột sự trưởng thành của bạn.

Tuy nhiên liệu có thực sự an toàn trong vùng thoải mái hay không? Bạn cũng nên hiểu những ranh giới, cảm quan và những tay chơi thoải mái khác  trong vùng này. Có một sự hiểu lầm tồn tại với hầu hết mọi người rằng trong vùng thoải mái đồng nghĩa với việc có rất ít hoặc không có rủi ro hay không hề  tốn kém điều gì. Nhưng giống như các đội bóng đá bị mắc kẹt khoảng giữa sân, chúng ta không thể giành chiến thắng khi trong vùng thoải mái. Rõ ràng bạn đang lãng phí, tốn kém cơ hội mà không hề hay biết. Hầu hết những học hỏi và trưởng thành xảy ra khi bạn đang không thoải mái. Vì vậy hãy suy nghĩ về những khoảnh khắc định vị nên sự trưởng thành trong cuộc sống và dũng cảm thay đổi. Sau đây là 4 câu hỏi tự vấn có tác dụng khích lệ sự phát triển mà bạn nên ghi nhớ.

1. Đã có ai khác làm điều đó chưa?

 Bạn có thể nghĩ rằng mình đang ở trong lãnh thổ chưa được khám phá, nhưng điều đó không đảm bảo rằng bạn đang thử một vài điều gì đó mà chưa có người nào từng đặt chân tới. Hãy nhìn xung quanh để tìm những người khác cũng đã khám phá những vùng không thoải tương tự mà bạn đang lo lắng về nó. Cho dù vùng thoải mái của bạn kết thúc ở những điều như học một kỹ năng mới, diễn thuyết trước công chúng, thực hiện một thương vụ đầu tư tài chính, thể hiện những cảm xúc của bạn, hoặc bỏ một thói quen xấu, sẽ có người cũng đang ở trạng thái giống bạn. Người đó có thể giúp bằng cách hỗ trợ bạn, chuẩn bị và khuyến khích bạn để giành chiến thắng.

2. Tôi có thể chỉ nhúng ngón chân xuống trước không?

Bạn không cần phải ngụp lặn quá sâu ở lần đầu tiên trong những nỗ lực thay đổi mới. Trước tiên hay thử làm quen với nó, bắt đầu từ bước nhỏ. Khi bạn suy nghĩ về lần đầu tiên cố gắng bất cứ điều gì mới (lãnh đạo, đầu tư, diễn thuyết, một công nghệ mới, leo núi), bạn có thể nhớ đến việc mình từng cảm thấy không thoải mái ra sao. Nhưng bạn bước tới và thực hiện nó, bạn sẽ sớm phát hiện ra rằng thử thách mới không phải là khó như bạn từng kỳ vọng. Sau một thời gian, những gì đã từng ở trong vùng cấm sẽ trở thành vùng thoải mái khi bạn bồi đắp được thêm năng lực cho mình.

3. Nó có thể tồi tệ ra sao?

Thông thường, sự sợ hãi trong tâm trí của bạn vẽ nên bức tranh mọi việc bên ngoài vùng thoải mái có màu tối hơn so với thực tế. Hãy nhớ rằng, chiến thắng là thứ bạn khai phá được từ bản thân nhiều hơn thành công đến từ nỗ lực của bạn.

4. Liệu nó có thể trở nên tuyệt vời đến thế nào?

Mục tiêu của bạn thường lớn hơn vùng thoải mái của bản thân. Bạn phải kiên trì theo đuổi đam mê những mục tiêu của mình, thay vì cảm giác rằng bạn phải rời khỏi vùng thoải mái từ đó bạn sẽ hào hứng dấn thân vào vùng cấm để giành lấy chiến thắng.

Những người lãnh đạo "đắm chìm trong quá khứ" sẽ nhanh chóng bỏ đi ... và cũng lại trở thành một  của quá khứ. Còn những nhà lãnh đạo truyền cảm hứng là những người liên tục  phát triển bản thân, sau đó đội bóng của họ cũng được đặt lên bệ phóng hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

>> 8 thói quen buổi sáng bất biến của những người thành công

Thảo Nguyên

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM