Khởi nghiệp kinh doanh: Theo đuổi doanh thu hay lợi nhuận?

10/11/2014 15:39 PM | Quản trị

Giống như tất cả các câu hỏi phức tạp khác, nếu lựa chọn câu trả lời đơn giản và đi thẳng vào một trong hai phương án thì không bao giờ là đúng. Đáp án ở đây là cả hai.

Trong thời gian gần đây, xu hướng khởi nghiệp (startup) trở nên sôi nổi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Con đường khởi nghiệp khá nhiều chông gai và đặt ra cho các khởi nghiệp viên không ít băn khoăn nhất là trong giai đoạn khởi đầu. Trong giai đoạn này, câu hỏi được quan tâm nhiều nhất thường là: Liệu các nhà đầu tư mạo hiểu ưa thích điều gì hơn, lợi nhuận hay tăng trưởng doanh thu với một dự án khởi nghiệp? Chuyên gia tư vấn Adam Fridman có bài chia sẻ quan điểm khá hay để trả lời cho câu hỏi này được đăng tải trên tạp chí Inc. mới đây.

Giống như tất cả các câu hỏi phức tạp khác, nếu lựa chọn câu trả lời đơn giản và đi thẳng vào một trong hai phương án thì không bao giờ là đúng. Đáp án ở đây là cả hai.

Adam Fridman cho biết ông từng làm việc với nhiều nhà đầu tư và mối quan tâm của họ thường nghiêng về nhìn thấy sự tăng trưởng doanh thu thay vì lợi nhuận. Họ biết rằng mức cận biên giữa thu nhập và lợi nhuận có thể được cải thiện nhờ vào những hiệu quả quy mô sinh ra từ tăng trưởng doanh thu. Ví dụ, trong sản xuất hay thương mại, sẽ rẻ hơn tính trên một đơn vị để mua 12 cuộn giấy hay nguyên liệu hơn chỉ mua một. Hoặc một cái lọ lớn của nguyên liệu sẽ rẻ hơn nếu mua từng chai bé riêng lẻ. Các quy tắc tương tự áp dụng cho những thứ mà công ty phải mua - nhưng có những đầu vào thường đắt tiền hơn như lao động, sản xuất, tiếp thị và phân phối.

Nếu một dự án khởi nghiệp về sản xuất nước ép đóng chai đang tốn kém tiền bạc mỗi chai sản phẩm nhưng hàng của họ bán được thì các nhà đầu tư hiểu rằng có thể làm cho việc sản xuất trở nên rẻ hơn bằng việc đẩy quy mô lớn hơn. Ví dụ, chi phí vận chuyển tính trên mỗi chai sẽ rẻ hơn nếu chất đầy những thùng hàng nước ép bằng một chiếc xe tải thay vì gán chung một thùng đơn lẻ vào xe tải của người khác. Một khi quy mô và yếu tố hiệu quả dẫn dắt giá thành đi xuống, lợi nhuận sẽ xuất hiện.

"Các công ty được hưởng lợi từ hiệu quả kinh tế của quy mô khi chúng lớn lên." Shachar Gilad, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành công ty SoundBetter chia sẻ với Adam Fridman. "Vì vậy, một điều khá ổn là bạn có thể tạm gác yếu tố tối ưu hóa lợi nhuận sang một bên và tập trung vào sự tăng trưởng ở giai đoạn đầu. Nhưng việc chứng tỏ bạn có thể kiếm được một lợi nhuận hoặc có một con đường rõ ràng hướng tới nó trên lộ trình là một ý tưởng tốt."

Adam Fridman tiết lộ thêm: “Khả năng tạo ra lợi nhuận xuất hiện cũng là thứ thu hút phần lớn sự chú ý của nhà đầu tư mà tôi biết.”

Liệu có nên đầu tư vào những dự án theo đuổi mô hình lợi nhuận với mức 50% mỗi đơn vị mặt hàng được bán ra nhưng không thể bán được nhiều sản phẩm. Thậm chí nếu việc mở rộng quy mô có thể khiến biên lợi nhuận nhảy vọt nhưng liệu một mức tỷ lệ cao hơn có phải là tốt khi không có ai mua nó?

Và ngược lại một mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn nhưng không có đường lối dẫn tới lợi nhuận thì ngay cả việc gia tăng quy mô cũng không phải là một khoản đầu tư tốt. Groupon là một mô hình như vậy.

Chicagoan Jason Fried, đồng sáng lập của công ty phần mềm có trụ sở tại Chicago 37Signals từng làm việc trong ban lãnh đạo của Groupon trong khoảng một năm sau đó ra đi vào tháng Giêng năm 2011. Sau khi rời khỏi Groupon, Fried cho biết "Đó có thêm xem là sự thành công về tăng trưởng hơn bất kỳ công ty nào khác đã từng có được trong đó khoảng thời gian ngắn. Nhưng đối với tôi đó không phải là một thước đo thành công cho một doanh nghiệp. Phương pháp đo lường thành công của tôi là liệu họ có khả năng sinh lời hay không? 'Hiện Groupon không phù hợp với khuôn mẫu đó, nhưng họ có thể làm được. "

Vì vậy có thể thấy tại sao chỉ tập trung vào tăng trưởng doanh thu hay thu nhập mà không để ý tới lợi nhuận đến từ đâu là một sai lầm. Đây là hai yếu tố không thể tách rời nhau khi trong mục tiêu theo đuổi của một dự án khởi nghiệp được Adam Fridman phân tích.

Một tình huống lý tưởng là khả năng cho thấy được tăng trưởng doanh thu tốt và một con đường hướng đến lợi nhuận. Và lý tưởng nhất là con đường đó đến từ hiệu quả kinh tế của quy mô. Có thể xem đây là chiến thuật khôn ngoan nhằm lấy được sự chú ý của nhà đầu tư chính mà các khởi nghiệp viên nên theo đuổi.

>> Khởi nghiệp: Đam mê thôi chưa đủ!

Thảo Nguyên

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM