Đa năng bất lợi

26/10/2014 14:37 PM | Quản trị

Các nghiên cứu mới cho thấy, đa năng không phải là ưu điểm mà ngược lại nó gây hại đến hiệu suất làm việc và thậm chí là sức khỏe của bạn.

Nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Stanford phát hiện ra rằng đa nhiệm sẽ kém hiệu quả hơn so với làm một nhiệm vụ duy nhất tại một thời điểm.

Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy những người thường xuyên bị tấn công dồn dập bởi nhiều luồng thông tin điện tử khác nhau không thể chú ý, nhớ lại thông tin, hoặc chuyển đổi từ việc này sang việc khác như những người chú ý vào một nhiệm vụ tại một thời điểm.

Có phải là một kỹ năng đặc biệt?

Nhưng nếu một số người được trời phú cho khả năng đa nhiệm thì sao? Các nhà nghiên cứu tại ĐH Stanford đã so sánh nội trong nhóm người có xu hướng đa nhiệm vốn tin rằng việc này sẽ giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Các nhà khoa học nhận thấy rằng cùng một lúc, những người đa nhiệm ở mức cao làm việc kém năng suất hơn những người ít đa nhiệm hơn.

Họ làm việc kém vì họ gặp vấn đề với việc sắp xếp các suy nghĩ cũng như lọc ra những thông tin không thích hợp, và họ chậm hơn khi chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Đa nhiệm làm giảm năng suất và hiệu quả vì não bộ của bạn chỉ có thể tập trung vào một thứ mỗi lúc. Khi bạn cố làm cùng lúc hai ba việc, não bộ sẽ giảm bớt đi khả năng tập trung cho mỗi việc và kết quả là bạn không làm được gì hoàn hảo. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, ngoài việc làm bạn chậm lại, đa nhiệm còn làm giảm chỉ số IQ của bạn. Một nghiên cứu tại Đại học London phát hiện ra rằng những người làm việc nhiều việc cùng lúc thì chỉ số thông minh giảm ngang với mức của những người từng hút cần sa hoặc đã thức suốt đêm.

Chỉ số IQ của nam giới đa nhiệm sẽ giảm khoảng 15 điểm! Tức là trí thông minh của bạn lúc đó chỉ tương đương với một đứa trẻ 8 tuổi.

Vì vậy, lần sau nếu bạn định viết mail cho đối tác khi đang họp, hãy nhớ rằng khả năng nhận thức của bạn lúc đó chỉ ngang tầm một học sinh cấp 2.

Đa năng khiến não bộ bị ảnh hưởng

Lâu nay người ta vẫn tin rằng sự suy giảm nhận thức do đa nhiệm chỉ là tạm thời, nhưng nghiên cứu mới đây công bố một sự thật khác.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sussex ở Anh so sánh lượng thời gian mọi người sử nhiều thiết bị khác nhau (chẳng hạn như nhắn tin trong khi xem truyền hình) để quét MRI não bộ của họ.

Kết quả cho thấy những người đa nhiệm có mật độ não ở khu vực vòng cung vỏ não trước ít hơn. Đây là khu vực chịu trách nhiệm về sự đồng cảm cũng như kiểm soát chức năng nhận thức và tình cảm.

Vẫn còn cần nhiều nghiên cứu để củng cố xem đa nhiệm có phải là nguyên nhân gây tổn hại não bộ hay không, nhưng rõ ràng rằng đa nhiệm có tác động tiêu cực (nghiên cứu hiện nay mới chỉ là phát hiện tổn thương não ở người đa nhiệm.)

Nhà thần kinh học Kep Kee Loh, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích: "Điều quan trọng nhất là biết được rằng cách chúng ta tương tác với các thiết bị có thể thay đổi cách chúng ta suy nghĩ. Ngoài ra, những thay đổi này có thể xảy ra ở cấp độ cấu trúc não . "

Đa nhiệm không phải là một thói quen mà bạn nên duy trì. Nó chắc chắc làm bạn chậm lại và làm giảm chất lượng công việc. Cho dù mức độ đa nhiệm của bạn không khiến não bị ảnh hưởng gì thì đa nhiệm chỉ khiến bạn mất tập trung, tổ chức kém và mất sự chú ý đến những chi tiết nhỏ.

Đa nhiệm trong các cuộc gặp gỡ cho thấy khả năng nhận thức xã hội và bản thân thấp. Đó là hai kỹ năng quan trọng thuộc trí tuệ cảm xúc (EQ) giúp bạn thành công trong công việc.

Talent Mart đã thực hiện thử nghiệm trên hơn một triệu người và kết quả là 90% người thành công có chỉ số EQ cao. Nếu đa nhiệm thực sự làm hỏng vùng vòng cung vỏ não trước như nghiên cứu hiện nay cho thấy, nó cũng khiến EQ của bạn giảm mạnh trong quá trình này.

Vì vậy, mỗi khi làm nhiều việc, bạn không chỉ làm tổn hại đến năng suất làm việc, mà còn làm suy giảm chức năng não bộ và những kỹ năng quan trọng để thành công trong sự nghiệp.

>> Bạn có phải là một ‘Siêu nhân đa nhiệm’?

Theo Phúc An

Cùng chuyên mục
XEM