9 trang bìa gây tranh cãi nhất của Tạp chí Time

11/05/2012 17:29 PM |

Sau đây là bộ sưu tập các ảnh bìa tạp chí 'ấn tượng' gây tranh cãi nhiều nhất của Time trong lịch sử của tờ báo nổi tiếng này.

Trang bìa này là hình ảnh người mẹ Jamie Lynne Grumet 26 tuổi đang cho cậu con trai 3 tuổi bú, cho dù đó chỉ là giả vờ. Câu chuyện đi kèm với hình bìa này là cái nhìn về sự gia tăng của phong trào làm cha mẹ kiểu 'attachment parents' ở xã hội Mỹ.

'Attachment Parents' là cụm từ chỉ phương pháp giáo dục con cái kiểu châu Á, đặc biệt quan tâm đến con cái thay vì để chúng tự lập, tự khám phá như cách giáo dục ở châu Âu. 

Ở châu Âu: thường khuyến khích bố mẹ cho con ra ngủ riêng sớm, giúp bố mẹ được "tách" ra với con cái sớm hơn để con cái tự lập.

Ở châu Á: thường khuyến khích bố mẹ cho con ngủ chung, dành nhiều thời gian cho trẻ hơn. 








Tuy vậy, việc sử dụng các hình trang bìa gây ấn tượng mạnh không phải là điều mới mẻ đối với tờ tạp chí này. Time đã có lịch sử lâu đời với rất nhiều hình ảnh bìa độc đáo minh họa cho câu chuyện của họ.

Dưới đây là một bộ sưu tập các hình ảnh bìa 'ấn tượng' gây tranh cãi nhiều nhất của Tạp chí Time.

Hình ảnh nổi bật trang bìa năm 2010 là Aisha, một cô gái Afghanistan 18 tuổi, cô bị chồng cắt mũi và hai tai.

Cô gái 18 tuổi này tên là Bibi Aisha. Cô gái đã đồng ý cho chụp hình để bảo vệ quyền lợi của những phụ nữ ở địa phương. 

Sau khi lên nắm quyền ở Afghanistan vào năm 1996, Taliban đã đưa ra nhiều quy tắc hà khắc đối với phụ nữ. Tạp chí Time hy vọng bức ảnh sẽ thu hút được sự quan tâm của cộng đồng và khiếu nại Taliban về vấn đề hạn chế quyền lợi và đàn áp phụ nữ.

Năm 2009, Aisha quyết định bỏ nhà đi vì cô không cam chịu bị nhà chồng coi như nô lệ và bị lạm dụng trong một thời gian dài. Nhưng không lâu sau lại bị cảnh sát bắt và phạt 5 giam tháng. 

Mặc dù cô đã được thả ra trước thời hạn nhưng sau đó chồng cô lại tố cáo với chính quyền Taliban rằng hành động bỏ nhà của cô đã bôi nhọ danh dự dòng tộc. Được sự đồng ý của Taliban, cô gái đã bị gia đình chồng đè xuống đất và bị người chồng dùng dao cắt đứt mũi và hai tai. Xong việc, họ vứt cô lên núi mặc cho cô sống chết ra sao. 

May mắn là Hội phụ nữ Afghanistan đã kịp thời cứu sống cô.




Bức ảnh minh họa Trung tâm Thương mại Thế giới đã khiến nhiều độc giả của Time cảm thấy không thoải mái.


Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center, viết tắt WTC; cũng được gọi Tòa tháp đôi), là tên gọi chung của khối bảy tòa nhà trước đây nằm gần cực nam Manhattan, thành phố New York. 

Sự kiện 11/9: Một loạt tấn công khủng bố cảm tử có phối hợp tại Mỹ vào thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ.

Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. 

Một nhóm không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Mỹ tại Lầu Năm Góc ở Quận Arlington, Virginia. 

Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc Quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km (80 dặm) về phía Đông.

Nếu không tính 19 không tặc, có cả thảy 2.974 người thiệt mạng trong vụ tấn công, và 24 người liệt kê mất tích xem như đã chết.

Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất lịch sử nước Mỹ.


Năm 1966, với ảnh bìa này Time đã đưa lên tiêu đề bằng một câu hỏi “Liệu rằng Chúa đã chết?"

Time đã cho xuất bản số báo ngày 8/4/1966 với trang bìa có tiêu đề “Is God Dead” (tạm dịch, Liệu rằng Chúa đã chết?).

Khoa học hiện đại đã không còn sử dụng tôn giáo để giải thích thế giới tự nhiên. Chúa càng ngày càng ít xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Số báo năm 1966 đã bị chỉ trích nặng nề từ công chúng và các giáo sĩ với hình ảnh bìa gây khó chịu hơn là nội dung bài viết. 

Với phông nền đen cùng dòng chữ lớn màu đỏ ‘Is God Dead”, lần đầu tiên Tạp chí danh tiếng này đưa lên câu chuyện của mình bằng một câu hỏi mà không sử dụng hình ảnh minh họa.







Trang bìa năm 1994 là hình cầu thủ bóng bầu dục O.J. Simpson với tựa đề "An American Tragedy" - Một thảm họa Mỹ, đã càng khiến cho tình hình thêm căng thẳng trong Vụ án nổi tiếng gây chia rẽ dư luận Mỹ thời điểm đó.

Orenthal James Simpson nổi tiếng với biệt danh O. J. Simpson. Simpson từng là một trong những ngôi sao bóng bầu dục nổi tiếng nhất nước Mỹ.

Ngày 12-6-1994, Nicole Brown, vợ đã ly dị của O.J.Simpson, và bạn trai Ronald Goldan, đã bị đâm nhiều nhát dao và chết trong một phòng khách sạn. O.J.Simpson bị nghi là thủ phạm. Ngày 3-10-1995, cầu thủ này được tuyên vô tội.

Cuối cùng vụ án kết thúc mà không có bất kỳ bị cáo nào phải ngồi tù. Vụ án một người da đen sát hại một phụ nữ da trắng đã chia rẽ dư luận Mỹ. Ba phần tư người Mỹ da trắng kêu ca rằng pháp luật không nghiêm trong khi đa số người da đen cho rằng Simpson đúng là vô tội..






Time đã đưa ra ấn bản về vấn đề Trợ tử đang gây tranh cãi trên trang bìa năm 1990.

Quyền được chết ban đầu xuất hiện với những hành vi chưa hoàn toàn mang đúng bản chất của nó mà gắn liền với khái niệm “cái chết êm ả”.

Danh từ 'cái chết êm ả' bắt đầu xuất hiện rộng rãi hơn vào thế kỷ XVII, nhằm khuyến khích các bác sỹ quan tâm đến sự đau đớn của người bệnh và giúp đỡ người “gần đất xa trời” thoát khỏi thế giới này một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. 

Quan điểm của những người ủng hộ trợ tử thụ động cho rằng nếu tiến hành như thế sẽ không vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức cũng như các giá trị tôn giáo hiện hành. 

Phần đông những người theo đạo đều lên án trợ tử, ngay cả trợ tử thụ động cũng bị xem là tàn nhẫn, vô nhân tính. 

Đã có rất nhiều tranh cãi liên quan đến đề xuất ”cái chết theo yêu cầu” qua các vụ việc từ khắp nơi trên thế giới (Baird và Rosenbaum năm 1989; Cohen năm 1988; Gomez năm 1991; Kevorkian năm 1991; Scherer và Simon năm 1999;…). 


Một vài người cho rằng chữ “M” ở trang bìa năm 2002 đã bị làm cho giống chiếc sừng quỷ trên đầu Mục sư Billy Graham. Time cho hay đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Năm 1997, Time đã gây cú sốc lớn với trang bìa về người dẫn chương trình truyền hình Ellen DeGeneres giải thích việc bà công khai thừa nhận là người đồng tính.

Ellen Lee DeGeneres là một diễn viên hài, người dẫn chương trình truyền hình đã bảy lần đoạt giải Emmy. Bà là người dẫn chương trình Ellen DeGeneres Show.

Năm 1997, bà công khai trước công chúng rằng bà là một người đồng tính trong chương trình The Oprah Winfrey Show. 




Trang bìa năm 2012 cho rằng những cử tri gốc Latin sẽ quyết định việc lựa chọn vị Tổng thống tiếp theo đã gây ra những tranh cãi bởi không phải tất cả người gốc Latin đều ủng hộ Tổng thống Obama.

Cử tri gốc La-tinh từng là nhóm đối tượng quan trọng góp phần làm nên chiến thắng của ông Barack Obama trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008, nhưng họ đang dần mất tín nhiệm đối với ông và bất mãn với các chính sách hà khắc về người nhập cư.


Việc đưa Hitler trở thành “Người đàn ông của năm” trong số phát hành năm 1939 vẫn gây tranh cãi cho đến ngày nay.

Kỳ Anh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM