7 thói quen xấu của nhà điều hành

10/02/2012 10:20 AM |

Bạn đang là giám đốc điều hành và có cách quản trị riêng. Tuy nhiên, bạn có từng rơi vào những tình trạng sau đây?

Mình/công ty đang thống trị thị trường

Suy nghĩ này có vẻ tốt vì nó khiến mọi người hài lòng. Trên thực tế, có công ty nào mà chẳng cố gắng thống trị thị trường và ấn định nhịp độ phát triển trong thị trường đó?

Nhưng không như những người thành công, các nhà điều hành thất bại thường không hiểu được rằng tình hình đang thay đổi.

Họ tưởng rằng đã nắm vững mọi sự kiện, đánh giá thấp vai trò của cơ hội và trường hợp thành công của mình.

Khi đó, các nhà điều hành này thường mang ảo tưởng về vai trò cá nhân, chẳng hạn một số đạo diễn chỉ nghĩ rằng mình là nhân vật số một của hãng phim.

Đối với họ, những người khác trong công ty là công cụ để họ thực hiện ảo tưởng của mình.

Không có ranh giới rõ ràng giữa quyền lợi cá nhân và công ty

Cũng như trên, thói quen này có vẻ như vô thưởng, vô phạt và thậm chí còn có lợi nữa. Các sếp thường gắn bó hoàn toàn với công ty và quyền lợi của họ phải được định hướng chặt chẽ với quyền lợi của công ty.

Tuy nhiên, các nhà điều hành thất bại thường coi công ty như sự mở rộng của bản thân và điều này dẫn tới tâm lý “quyền lực riêng tư”.

Họ thường sử dụng công ty để thực hiện tham vọng, chẳng hạn khuynh hướng sử dụng vốn của công ty vào lý do cá nhân.

Một số nhà điều hành đạt thành tích ấn tượng có thể cho rằng mình đã đem lại tiền bạc cho công ty nhiều tới mức các khoản chi tiêu cho chính bản thân (dù quá phung phí) cũng không đáng kể so với công lao của họ.

Có tất cả giải pháp

Một vị sếp năng động có khả năng nhanh chóng đưa ra các quyết định, giải quyết nhiều vấn đề hóc búa trong vài giây đồng hồ mà đối với người khác thì phải mất cả mấy ngày. Hình ảnh đó có vẻ đáng khâm phục nhưng sự thực chưa hẳn như vậy.

Trên thực tế, các nhà điều hành cứng nhắc lại có khuynh hướng giải quyết vấn đề khá nhanh chóng đến nỗi họ không có cơ hội để phân tích tình hình sâu sắc và chi tiết hơn.

Thậm chí nguy hiểm hơn nữa, những nhà điều hành kiểu này thường cho rằng rằng mình có đủ mọi giải pháp nên không sẵn sàng để tiếp thu những cái mới.

Loại bỏ những ai không tuân phục

Một số sếp nghĩ rằng nhiệm vụ của mình là truyền niềm tin vào tầm nhìn của người khác. Họ cho rằng bất cứ ai không ủng hộ sự nghiệp đó đều có ý định ngầm phá hoại chiến lược đã đặt ra.

Các quản trị viên không nhất thiết bắt buộc những người khác phải hoàn toàn tán thành kế hoạch của mình. Trên thực tế, bằng cách bãi bỏ những bất đồng quan điểm, họ đã tự mình loại bỏ cơ hội tốt nhất được nhìn thấy và sửa sai khuyết điểm.

Đôi khi một số nhà điều hành tìm cách dập tắt những quan điểm bất đồng. Điều này đã làm vấn đề trở nên trầm trọng và một số người phải ra đi khỏi công ty.

Bị ám ảnh với hình ảnh của hãng

Họ là những nhà điều hành luôn được công chúng theo dõi. Nhưng thay vì giới thiệu những thành tích đã đạt được, họ lại vẽ ra tương lai tốt đẹp. Khi các nhà điều hành đưa hình ảnh của công ty lên thành ưu tiên hàng đầu, họ sử dụng các báo cáo về tài chính để quảng cáo cho hình ảnh đó.

Và thay vì xem những báo cáo tài chính như một công cụ kiểm tra, họ lại xem chúng như dụng cụ nhằm quảng bá. Dưới mắt của các nhà điều hành này, mọi thứ mà công ty làm đều là nhằm cho mục đích quảng bá.

Đánh giá thấp các trở ngại

Một số sếp thường bỏ qua hoặc đánh giá thấp những khó khăn trong quá trình đạt được mục đích.

Họ cảm thấy rằng nếu tự nhận mình gặp trở ngại hoặc sai lầm thì sẽ bị đánh giá rằng không nắm vững công việc đang thực hiện và có thể chức vụ điều hành của họ bị lung lay. Điều này khiến họ thối lui khỏi quá trình đã chọn và cũng làm công việc khó khăn hơn.

Cố chấp vào những thành tích trong quá khứ

Vì sợ thất bại, một số nhà điều hành đã bám vào cách thức kinh doanh cố hữu. Thay vì đề ra các giải pháp thích ứng với tình huống mới và xem xét cách đổi mới so với những thành công trong quá khứ, họ chỉ sản xuất những mặt hàng đã làm cho công ty thành công mà thôi.

Theo HOÀNG HUY 

Doanh nhân Sài Gòn/Forbes

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM