12 cách 'bắt bài' kẻ nói dối trong công việc

17/04/2012 07:31 AM |

Sếp nói: “Thay đổi này là tốt nhất cho bạn”. Nhưng để ý khi nói, cử chỉ của sếp không mấy tự nhiên, còn cười gượng nữa, liệu sếp có thành thật?

Đồng nghiệp nói rằng anh ta rất vui được giúp đỡ bạn trong dự án này. Nhưng dường như anh ta ngắc ngứ một hồi trước khi trả lời đề nghị của bạn, thậm chí khi nói mắt anh ấy vẫn tập trung vào chiếc màn hình vi tính của mình. Liệu bạn có thể tin tưởng những điều anh ta nói?

Sẽ chẳng vui thú gì khi biết mình bị lừa dối. Thực tế con người vốn phức tạp. Và tất nhiên, sự lừa dối cũng phổ biến y như vậy. Việc tìm ra lời nói dối vẫn là dấu hỏi lớn mà các nhà khoa học vẫn cất công tìm kiếm. 


Ảnh minh họa (Gettyimages).

Trong giao dịch kinh doanh, cách tốt nhất để hiểu được hành vi cơ bản của đối tác là quan sát thật kỹ. Lưu ý âm điệu lời nói, cử chỉ, ánh mắt,…Lúc đó bạn dễ dàng khám phá ra những thay đổi khi ngôn ngữ cơ thể đối tác được coi là “đóng kịch”. 

Một trong những bí mật của ngôn ngữ cơ thể người nói dối là họ tránh tiếp xúc bằng mắt. Thực tế, những kẻ nói dối trắng trợn nhất cũng tránh tiếp xúc bằng mắt quá lâu.

Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn đáng kể trong việc nhận diện kẻ nói dối. Bạn sẽ thành công hơn nếu tìm ra tập hợp các hành vi (3 hoặc 4 ám hiệu ngôn ngữ cơ thể bổ trợ cho nhau). Để gia tăng cơ hội phát hiện điều dối trá, hãy tham khảo một nhóm các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể sau:

1. Cười gượng. Những kẻ nói dối sẽ khó mà cười hồn nhiên khi tâm trí còn mải tìm cách đánh lừa người khác. (Nụ cười thực sự sẽ xuất hiện các nếp nhăn quanh góc mắt và làm thay đổi toàn bộ khuôn mặt. Cười giả tạo chỉ xuất hiện trên miệng).

2. Thời gian phản ứng bất thường. Khi lời nói dối đã được lên kế hoạch và được “diễn tập”, kẻ nói dối bắt đầu vấn đề của mình nhanh hơn người nói thật. Tuy nhiên, nếu bị nghi hoặc, họ sẽ mất nhiều thời gian hơn để phản ứng với quá trình kiềm chế sự thật và việc nghĩ ra một lời nói dối cũng cần thêm thời gian.

3. Tín hiệu từ miệng. Khi nói dối, thanh âm của một người sẽ tăng lên một tông. Những tín hiệu khác như nói lan man, từ ngữ chọn lọc (tránh trả lời những câu hỏi chính xác khi yêu cầu), nói lắp, sử dụng một số cụm từ như: “Có thể tôi đã sai…”, “Với tầm hiểu biết của tôi…”. Nhiều người nói dối thường ít dùng từ rút gọn hơn.

4. Tiết nước bọt ít hoặc nhiều hơn bình thường. Hãy để ý đến việc họ bất ngờ nuốt nước bọt hoặc gia tăng nhu cầu uống nước hoặc liếm môi.

5. Đồng tử mắt giãn nở. Một tín hiệu phi ngôn ngữ là gần như kích cỡ đồng tử mắt người nói dối giãn nở bất thường. Điều này có thể do họ quá căng thẳng hoặc quá tập trung.

6. Thay đổi tỷ lệ chớp mắt. Tỷ lệ chớp mắt của một người sẽ chậm lại khi người đó quyết định nói dối. Tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức thấp trong suốt thời gian họ nói dối. Sau đó, tỷ lệ chớp mắt lại tăng nhanh, có khi gấp 8 lần mức bình thường.

7. Cử động bàn chân. Khi nói dối, mọi người thường lộ rõ sự căng thẳng và lo âu thông qua những cử động gia tăng ở bàn chân. Bàn chân sẽ không ở yên một chỗ mà đá đưa hoặc chạm vào vật gì đó. Đôi khi, đôi bàn chân sẽ duỗi thẳng hoặc chun lại để giảm căng thẳng.

8. Sờ tay lên mặt. Mũi không thể nở ra khi nói dối, nhưng nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy người nào có ý định nói dối thường vô thức lấy tay chà chà lên mũi. Điều này hoàn toàn có khả năng vì một chất có tên adrenaline sẽ mở ra các mao mạch và gây cảm giác ngứa ở mũi. Che miệng cũng là cử chỉ phổ biến của những người nói sai sự thật.

9. Không phù hợp. Khi một người tin vào điều anh ta nói, mọi cử chỉ và biểu hiện của anh ta đều có sự liên kết với lời nói. Khi bạn nhìn thấy có điều gì không phù hợp như cử chỉ mâu thuẫn với lời nói. Ví dụ lắc đầu khi nói “có” hoặc cau mày, mắt nhìn chăm chăm sàn nhà khi nói bản thân hạnh phúc. Đó là một trong những dấu hiệu nói dối hoặc ít nhất có một cuộc xung đột bên trong giữa những gì người đó nói và suy nghĩ.

10. Thay đổi trong cử chỉ. Thông thường, với nỗ lực không để cử chỉ “bán rẻ” lời nói dối, mọi động tác của họ sẽ trở nên gượng gạo. Khi thấy một câu hỏi “xoáy”, bạn có thể nhận thấy người nói dối thường cắn môi, xoa xoa hai tay vào nhau, vân vê đồ trang sức hoặc sờ lên tóc.

11. Ít biểu cảm. Điều này có vẻ khó nắm bắt nhưng nếu bạn từng thấy vẻ mặt hoặc giọng nói của ai đó mâu thuẫn với lời nói, hãy tin rằng điều bạn thấy không đúng với những gì bạn nghe. 

12. Liếc mắt nhanh. Điều này có thể đi sau là một phản ứng kém trung thực: Người nói dối sẽ ngay lập tức nhìn xuống đất và đi khỏi. Họ có thể nhìn nhanh về phía bạn xem bạn có cả tin không. 

Tân Hoa

tanhoa

Cùng chuyên mục
XEM