Phát hiện hóa thạch nhện có niên đại 110 triệu năm nhưng mắt vẫn sáng

22/02/2019 13:42 PM | Khoa học

Đây là lần đầu tiên họ phát hiện ra trường hợp hóa thạch đáng ngạc nhiên.

Nhện thời cổ đại, chẳng khác mấy nhện thời nay, có thân khá là mềm vì chúng làm gì có xương, cũng không có lớp vỏ ngoài như nhiều loài giáp xác nên hóa thạch nhện rất hiếm. Với từng đó lý do là hiểu được niềm vui sướng của các nhà khoa học khi họ phát hiện ra 10 hóa thạch nhện mới toanh, nằm trong khu vực Jinju Formation chưa được khai quật sâu.

Jinju Formation là khu địa chất thuộc đất nước Hàn Quốc, có niên đại từ Kỷ Đại Trung sinh – khoảng 252 tới 66 triệu năm trước. Với 10 hóa thạch mới, các nhà nghiên cứu từ Đại học Kansas và Viện nghiên cứu Vùng cực Hàn Quốc đã nâng tổng số hóa thạch nhện tìm được tại Jinju Formation lên con số … 11.

Trong số 10 hóa thạch tìm được, có 2 con đặc biệt hơn cả. Mắt của chúng long lanh, lưu lại ánh sáng của 111 triệu năm trước: những tia sáng cổ đại vẫn được phản chiếu trong mắt những con nhện.

"Bởi những con nhện cổ đại này được bảo quản trên nền đá tối màu, hiển nhiên điều khiến chúng tôi để mắt tới đầu tiên là những con mắt lớn với tính chất phản chiếu", Paul Selden, nhà địa chất học từ Đại học Kansas nói.

"Tôi nhận ra đó chính là lớp tế bào phản chiếu có trong mắt động vật".

Cấu trúc tế bào đặc biệt sẽ tăng khả năng nhìn trong đêm của bất kỳ đôi mắt nào sở hữu chúng. Con người chúng ta không có khả năng này, nhưng nhiều loài khác có, ví dụ đại trà nhất đó là mèo với đôi mắt sáng rực trong đêm.

"Trong các loài nhện, loài sở hữu những con mắt rất to là nhện nhảy, nhưng chúng lại có mắt thường – nhưng với nhện sói, bạn sẽ thấy mắt chúng phản chiếu ánh sáng trong đêm, không khác gì con mèo".

Nhà nghiên cứu bổ sung: "Những động vật săn mồi về đêm sẽ sử dụng những loại mắt khác nhau. Đâu là lần đầu tiên lớp tế bào phản chiếu được phát hiện ra trong hóa thạch". Họ thật may mắn khi tìm được một cấu trúc mắt nguyên vẹn như thế.

Phát hiện hóa thạch nhện có niên đại 110 triệu năm nhưng mắt vẫn sáng - Ảnh 1.

Tự nhiên thường bảo quản các loài vật nhỏ trong hổ phách, nhưng các nhà nghiên cứu nhận định nếu những con nhện này mà được phát hiện dưới dạng hổ phách, những lớp tế bào phản chiếu sẽ không còn lưu lại tới ngày nay. Họ đặt tên khoa học cho hai con nhện "mắt sáng" là Koreamegops samsiki và Jinjumegops dalingwateri.

"Chúng không có vỏ cứng nên rất dễ phân hủy", nhà địa chất học Selden nói. "Trường hợp bảo quản hai con nhện này trong tự nhiên phải đặc biệt lớn, chúng bị trôi ra vùng nước lớn. Bình thường, nhện sẽ nổi nhưng những con nhện này đã chìm sâu xuống nước, vi khuẩn đã không thể phân hủy tế bào con nhện".

Việc tìm thấy hóa thạch của tận 10 con nhện là một điểm nhấn quan trọng: giờ ta mới biết nhện Kỷ Phấn trắng nhiều như thế.

Theo Dink

Từ khóa:  khoa học
Cùng chuyên mục
XEM