Phát hiện hàng loạt ‘đá lấp lánh nhiều màu’ vừa giá trị vừa là khoản đầu tư an toàn, nhiều người đang đổ xô xuống tiền: Chuyên gia đồng tình ‘rót tiền thế là hợp lý trong bối cảnh hiện nay’

24/01/2024 07:49 AM | Kinh tế vĩ mô

Thị trường của loại tài sản này sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2030 và đem lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.

Theo Financial Times, thời gian gần đây, thị trường kim cương cao cấp đang phải đối mặt với tình trạng kim cương nhân tạo được ưa chuộng cũng như nhu cầu xa xỉ toàn cầu có phần suy yếu. Nhưng trái lại, giá của các loại đá quý vẫn khá vững vàng.

Nhẫn và dây chuyền nạm hồng ngọc, ngọc lục bảo và ngọc bích đang tăng giá nhờ sự ủng hộ từ những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và những người nổi tiếng như Công nương Kate Middleton - Vương phi xứ Wales.

Các nhà điều hành trong ngành khai khoáng và bán lẻ cho biết sở thích của người tiêu dùng đối với đồ trang sức độc đáo và đặt làm riêng cùng nguồn cung ổn định có thể giúp duy trì nhu cầu cao cho đến ít nhất là cuối thập kỷ này.

Ankur Daga, người sáng lập Angara, một nhà bán lẻ trang sức trực tuyến cho biết: “Sở thích của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể. Sự hoàn hảo đã nhường chỗ cho sự thể hiện cá nhân và sáng tạo. Những người coi kim cương như một loại tài sản đang chuyển sang mua đá quý có màu sắc.”

Không có giá chuẩn cho đá quý màu vì mỗi viên đá có tính độc đáo riêng. Một vài chuyên gia từng nhận định rằng đá quý được hưởng lợi từ sự chênh lệch lớn về giá trị. Gilbertson cho biết: “Với đồng, bạn có thể tra cứu giá của đồng, vàng hay niken ngay trên điện thoại thông minh nhưng không thể làm điều đó đối với đá quý”.

Chuyên gia cũng cho rằng đá quý là khoản đầu tư hợp lý trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động. Trong thập kỷ qua, đá quý màu đã trải qua một số đợt tăng giá lớn nhất trong lịch sử. Vào năm 2015, viên hồng ngọc đắt nhất thế giới đã được bán đấu giá: viên đá quý 25,59 carat, được gọi là Sunrise Ruby với giá hơn 22 triệu bảng Anh. Chỉ hai năm sau, viên ngọc lục bảo đắt nhất thế giới Rockefeller Emerald 18,04 carat cũng đã được bán với giá hơn 4 triệu bảng Anh.

Gemfields, công ty khai thác đá màu lớn nhất thế giới cho biết sản lượng tại mỏ ngọc lục bảo Kagem ở Zambia đã lên hơn 30 triệu carat mỗi năm kể từ năm 2009 và doanh thu từ tài sản đó cao gấp 8 lần vào năm 2023, vào khoảng 90 triệu USD.

Trong cuộc đấu giá hồng ngọc mới nhất của Gemfields - được coi là cuộc đấu giá quan trọng nhất thế giới - tại Bangkok vào tháng 12, doanh thu đã tăng nhẹ so với năm ngoái lên 69,5 triệu USD. Tuy nhiên, giá trị trung bình trên mỗi carat đã tăng vọt lên 290 USD so với 154 USD một năm trước.

Daga cho biết giá bán buôn đá sapphire đã tăng trung bình 12%, ngọc lục bảo tăng 13% và hồng ngọc tăng trung bình 17% mỗi năm kể từ năm 2020.

Sean Gilbertson, giám đốc điều hành của Gemfields cho biết: “Không chỉ có một lý do tại sao lại có sự chuyển đổi sang đá quý màu như vậy. Công bằng mà nói thì đá quý màu đã đi ngược lại xu hướng giá hàng hóa giảm. Đó là một trong số ít tài nguyên khoáng sản tăng giá đáng kể”.

Thị trường đang bùng nổ này trái ngược với sự suy thoái rõ rệt trên thị trường kim cương, khi kim cương nguyên bản phải vật lộn để cạnh tranh với kim cương nhân tạo.

De Beers, nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới tính theo giá trị, đã bán được 110 triệu USD kim cương trong đợt bán thứ 10 và cũng là lần cuối cùng vào năm 2023, giảm so với 417 triệu USD một năm trước đó. Trong khi Ấn Độ tạm dừng nhập khẩu kim cương thô trong hai tháng kể từ tháng 10 để bảo vệ các nhà sản xuất của mình khỏi tình trạng cung vượt cầu.

Edahn Golan của Tenoris, một công ty phân tích kim cương, cho biết doanh số bán nhẫn kim cương tại thị trường Mỹ đã giảm dần từ 86% vào năm 2020 xuống còn 82% vào năm 2023. Ông cho biết ngọc lục bảo và ngọc bích đã bù trừ cho khoản thiếu hụt này.

Các nhà điều hành trong ngành cũng cho biết “sự không hoàn hảo” của đá quý tự nhiên có thể sẽ giữ cho thị trường phát triển mạnh mẽ trong thời gian còn lại của thập kỷ.

Dev Shetty, giám đốc điều hành của Fura Gems, một tập đoàn khai thác đá quý tư nhân có trụ sở tại Dubai, ước tính thị trường đá quý màu sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2030, tăng từ mức 2 tỷ USD vào năm 2012. Thị trường kim cương thô tự nhiên đã trì trệ ở mức 15 tỷ USD kể từ đó, ông nói.

Mức độ suy thoái của thị trường kim cương một phần là do quy mô quá lớn của nó. Trong khi một số nhà sản xuất có thể cố gắng hạn chế nguồn cung và quản lý lượng hàng tồn kho thì những nhà sản xuất khác vẫn tiếp tục sản xuất với số lượng lớn.

Tham khảo FT, CITY AM

Theo Bạch Linh

Cùng chuyên mục
XEM