Phát hiện điểm leo núi có cái tên đặc biệt cách Hà Nội hơn 400km, du khách nhận xét “không phải ai cũng đi được”

16/10/2023 22:10 PM | Sống

Nằm trên độ cao 3046m tính từ mực nước biển, Bạch Mộc Lương Tử (Ky Quan San) là cung đường trekking “nặng đô" với những tín đồ đam mê bộ môn leo núi.

Nhắc tới những đỉnh núi cao tại miền Bắc nước ta, phần đông du khách sẽ nhớ tới đỉnh Fansipan, hay còn được mệnh danh là Nóc nhà của Đông Dương. Tuy nhiên cách đó không xa, có một địa điểm khác nữa cũng mang vẻ đẹp gai góc, đầy thách thức không kém. Nơi đây sở hữu cái tên đặc biệt, đó là  Ky Quan San hay Bạch Mộc Lương Tử, cách Sa Pa 60km. 

Ky Quan San là ngọn núi trải dài trên địa phận 2 xả Sin Suối Hồ (Lai Châu) và Sàng Ma Sáo (Lào Cai), theo lời kể của nhiều dân phượt, ngọn núi này bắt đầu được nhiều tín đồ leo núi, thám hiểm khai phá vào khoảng năm 2012. 

Nằm ở độ cao 3046m tính từ mực nước biển, Ky Quan San là một trong 4 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, sở hữu địa hình leo cung Bạch Mộc đa dạng, độ khó cao, bao gồm nhiều cung từ đi rừng, băng suối, vách đá dựng đứng hay đường bằng… Có thể nói, Ky Quan San, Bạch Mộc Lương Tử không phải cung đường dành cho những người thể lực trung bình hay mới tập leo núi mà đòi hỏi người có sức khỏe, sức bền cao.

Phát hiện điểm leo núi có cái tên đặc biệt cách Hà Nội hơn 400km, du khách nhận xét “không phải ai cũng đi được” - Ảnh 1.

Đỉnh núi Ky Quan San ở độ cao 3046m (Ảnh: Nếm TV)

Tuy nhiên, chính những đặc điểm trên lại tạo nên vẻ đẹp gai góc, đầy thanh thức của nơi này, kích thích du khách, đặc biệt là những du khách yêu thích bộ môn leo núi, trekking. Nhiều người nói rằng, bên cạnh Lảo Thần, Fansipan, nếu chưa đặt chân đến Ky Quan San thì chưa phải là “dân trekking” chính hiệu! 

Phát hiện điểm leo núi có cái tên đặc biệt cách Hà Nội hơn 400km, du khách nhận xét “không phải ai cũng đi được” - Ảnh 2.

Mang vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ, Bạch Mộc Lương Tử là cung đường quen thuộc của những người yêu leo núi (Ảnh: Trần Đình Toàn)

    Làm thế nào để bắt đầu chinh phục Kỳ Quan San?

Theo những du khách đã có kinh nghiệm trước đó, có 2 cung đường để lên tới đỉnh Kỳ Quan San. Một là cung Lào Cai - Sa Pa - Sàng Ma Sáo, hai là Lai Châu - Dền Sung, nhưng phổ biến hơn cả là cung xuất phát từ xã Sin Suối - Lào Cai do địa hình dễ đi và thảm thực vật phong phú hơn cung Lai Châu rất nhiều. 

Tổng độ dài quãng đường di chuyển từ xã Sin Suối lên đến đỉnh Ky Quan San dài khoảng 30km cả đi cả về. Người dân bản địa còn chủ động tạo một con đường mòn leo núi từ bản đến đỉnh cùng nhiều trạm dừng chân để mang đến cho khách du lịch trải nghiệm khám phá tối ưu và an toàn nhất. 

Thời điểm lý tưởng nhất để chinh phục Ky Quan San là vào mùa thu đông, khi mùa mưa đã qua vì đường đi sẽ an toàn hơn, không bị trơn trượt. Tuy nhiên, với những du khách muốn trải nghiệm vào thời điểm mùa đông, đặc biệt là từ tháng 12 đến tháng 1, cần đảm bảo chuẩn bị kỹ về sức khỏe cũng như các trang phục hỗ trợ làm ấm trước khi đi bởi trời tiết sẽ rất lạnh.

Tổng thời gian để hoàn thành cung đường trekking Bạch Mộc Lương Tử khoảng 2 - 4 ngày. Phương án hợp lý và an toàn nhất dành cho du khách, đặc biệt là những du khách chưa có nhiều kinh nghiệm đó là nên đăng ký đi theo đoàn, tour hay thuê người hướng dẫn (Porter) đi cùng với mức giá khoảng 250.000/ngày/người. Còn các tour trọn gói giá dao động 4.000.000 - 5.000.000 đồng.

Phát hiện điểm leo núi có cái tên đặc biệt cách Hà Nội hơn 400km, du khách nhận xét “không phải ai cũng đi được” - Ảnh 3.

Con đường leo lên đỉnh Ky Quan San được dân phượt phát hiện ra vào năm 2012, toàn bộ là dốc leo thẳng đứng thử thách sức lực và sự can đảm của con người (Ảnh: ST)

Gợi ý lịch trình chinh phục Ky Quan San theo hướng Lào Cai

Với những du khách đang và sắp có ý định chinh phục 1 trong 4 đỉnh núi cao nhất nước ta - Ky Quan San, dưới đây là lịch trình phổ biến nhất, được sử dụng trong các tour trekking để du khách có thể tham khảo trước.

Ngày 1: Trạm nghỉ đầu tiên - trải nghiệm cung đường tuyệt đẹp của núi rừng Tây Bắc

Sau khi cập bến Sa Pa, du khách cần thuê xe chạy khoảng 50km để đến Sàng Ma Sáo. Tới bản Ki Quan San - xã Sàng Ma Sào, du khách sẽ chính thức bắt đầu hành trình của chinh phục ngọn núi hùng vĩ khi đã chuẩn bị đầy đủ tinh thần, sức khỏe, hành lý hay các dụng cụ hỗ trợ, bảo hộ khác. Đường đi tới lán nghỉ đầu tiên đa phần là dốc, càng gần lán độ khó của dốc càng cao hơn. Sau khi vượt qua những con dốc cao liên tục, một dòng suối và khu rừng nguyên sinh, du khách sẽ tới trạm nghỉ đầu tiên là dốc núi Muối cao 2100m để nghỉ ngơi, ăn uống, chuẩn bị cho ngày hôm sau

Phát hiện điểm leo núi có cái tên đặc biệt cách Hà Nội hơn 400km, du khách nhận xét “không phải ai cũng đi được” - Ảnh 4.

Con suối lớn nhất trong hành trình ngày 1, du khách sẽ gặp con suối này sau khoảng 8 tiếng từ lúc khởi hành (Ảnh: Thái Thiện)

Phát hiện điểm leo núi có cái tên đặc biệt cách Hà Nội hơn 400km, du khách nhận xét “không phải ai cũng đi được” - Ảnh 5.

Phát hiện điểm leo núi có cái tên đặc biệt cách Hà Nội hơn 400km, du khách nhận xét “không phải ai cũng đi được” - Ảnh 6.

Bữa tối tại lán nghỉ trên đỉnh núi Muối do người dân bản địa dựng nên (Ảnh: Thái Thiện)

Ngày 2: Chạm mốc Ky Quan San

Ngày 2, du khách tiếp tục di chuyển từ lán nghỉ để lên tới đỉnh. Đoạn đường tuy chỉ dài 4km nhưng có độ dốc lớn hơn, cao hơn và khó đi hơn có thể làm chùn bước nhiều người. Thử thách khó hơn cả ở chặng đường ngày thứ 2 đó là vượt qua sống lưng khủng long với 2 bên là vách núi cheo leo kèm theo gió lớn.

Du khách cần chú ý an toàn, men theo những phiến đá nhỏ dẫn lối để đến đích. Đỉnh Bạch Mộc bị che khuất bởi những dãy núi trùng điệp của huyện Bát Xát nên chỉ có thể thấy được khi lên đến sống lưng khủng long.

Phát hiện điểm leo núi có cái tên đặc biệt cách Hà Nội hơn 400km, du khách nhận xét “không phải ai cũng đi được” - Ảnh 7.

Sống lưng khủng long - một trong những đoạn leo núi đẹp và dốc nhất (Ảnh: Gôn Râu)

Vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, du khách sẽ chính thức đặt chân được tới đỉnh Ky Quan San ở độ cao hơn 3000m. Tới đây, vào những ngày trời quang đãng, du khách còn có thể ngắm nhìn “biển mây” bao la, kỳ ảo. Chụp ảnh check-in với cột mốc trên đỉnh cũng là một trải nghiệm không thể bỏ qua. 

Phát hiện điểm leo núi có cái tên đặc biệt cách Hà Nội hơn 400km, du khách nhận xét “không phải ai cũng đi được” - Ảnh 8.

Phát hiện điểm leo núi có cái tên đặc biệt cách Hà Nội hơn 400km, du khách nhận xét “không phải ai cũng đi được” - Ảnh 9.

Du khách hào hứng check in với cột mốc trên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử - Ky Quan San ở độ cao 3046m (Ảnh Vietgoing.vn)

Sau đó du khách sẽ bắt đầu xuống núi và tiếp tục nghỉ chân tại đỉnh núi Muối vào chiều tối. Ăn lẩu và nhâm nhi ly rượu bản cay nồng trên độ cao 2100m là một trải nghiệm lạ lùng khó quên với bất cứ ai đã từng ghé qua cung Bạch Mộc. 

Những cửa hàng tiện lợi di động của người bản địa hay những lán nghỉ ở núi Muối là nơi "nạp lại năng lượng" với du khách (Ảnh: Cam Thị Hằng, Ngân Mario Maurer)

Ky Quan San là cung đường leo núi hiểm trở bậc nhất Việt Nam, nhưng bất cứ ai từng đi đều muốn quay lại, vì địa hình hoang sơ, tách biệt với thế giới bên ngoài, và vì cả cảm giác phá vỡ được giới hạn của bản thân. “Bạch Mộc đẹp như một bức tranh, có những khoảnh khắc đẹp đến mức tôi chỉ biết ngẩn người đứng ngắm, lưu giữ bằng mọi giác quan, chứ chẳng thể làm gì khác. Cứ ngỡ những cảnh này chỉ có trên phim thôi chứ không có thật, thế mà cũng có lúc được tận mắt nhìn thấy, thực sự xúc động”, du khách Khinh Vũ Phi Dương nhận xét sau chuyến hành trình của mình.

Một số lưu ý trước chuyến đi:

Ky Quan San không phải cung đường dành cho người đi trekking lần đầu hay người có thể lực trung bình.

Chuẩn bị dụng cụ leo núi chuyên dụng như giày, áo ấm, găng tay để giảm thiểu chấn thương khi trekking trên địa hình hiểm trở

Đơn giản hoá đồ đạc, hạn chế mang nhiều đồ hết mức có thể.

Hết ngày thứ hai, du khách có thể gửi đồ tại lán nghỉ để leo đến đỉnh. Không cần mang đồ ăn, nước uống vì có người dân bán hàng rong trên khắp cung đường leo núi.

Nếu đi cuối tuần nên đặt tour hoặc liên hệ Porter sớm, tránh trường hợp full lán nghỉ vào mùa cao điểm.

Không nên đến Ky Quan San vào tháng 5 đến tháng 7 do thời tiết nắng gắt, dễ mất sức khi leo.

Theo Tường Vân

Cùng chuyên mục
XEM