Thuộc cấp tham nhũng, lãnh đạo có thể mất chức
Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan do mình quản lý thì sẽ bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm của thuộc cấp.
Đó là nội dung đáng chú ý trong Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Theo đó, việc xử lý kỷ luật người đứng đầu, cấp phó các tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan của mình, ngoài việc thực hiện theo các nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của hiện hành, thì căn cứ vào sự phân công, phân cấp quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để xác định mức độ chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới.
Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào mối quan hệ công tác giữa trách nhiệm quản lý của người đứng đầu, cấp phó với hành vi tham nhũng của người được phân công phụ trách, quản lý để tiến hành xử lý.
Trường hợp người đứng đầu, cấp phó là cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong ba hình thức: khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức.
Trường hợp người đứng đầu, cấp phó các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức đó.
Nếu người đứng đầu, cấp phó là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng bổ sung trường hợp loại trừ trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó đối với trường hợp họ không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng cũng như trong trường hợp đã chủ động phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, nghị định cũng nêu rõ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu để xảy ra vụ việc, vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, kinh tế, xã hội thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, việc xử lý kỷ luật người đứng đầu, cấp phó các tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan của mình, ngoài việc thực hiện theo các nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của hiện hành, thì căn cứ vào sự phân công, phân cấp quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để xác định mức độ chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới.
Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào mối quan hệ công tác giữa trách nhiệm quản lý của người đứng đầu, cấp phó với hành vi tham nhũng của người được phân công phụ trách, quản lý để tiến hành xử lý.
Trường hợp người đứng đầu, cấp phó là cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong ba hình thức: khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức.
Trường hợp người đứng đầu, cấp phó các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức đó.
Nếu người đứng đầu, cấp phó là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng bổ sung trường hợp loại trừ trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó đối với trường hợp họ không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng cũng như trong trường hợp đã chủ động phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, nghị định cũng nêu rõ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu để xảy ra vụ việc, vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, kinh tế, xã hội thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Vneconomy
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!