Ở Trung Quốc, bạn có thể thuê xe đạp, bóng rổ hay thậm chí là cả ô che mưa qua ứng dụng điện thoại
Nếu người Trung Quốc muốn trông sang chảnh, họ có thể đi thuê những món đồ như: Xe hơi, túi xách hàng hiệu… Cũng như những đồ dụng khác như xe đạp, ô, bóng rổ… Tất cả đều đang được người Trung Quốc tận dụng cho thuê hoặc cho mượn.
Đối với quốc gia như Trung Quốc, những con số phát triển vẫn vô cùng ấn tượng. Theo các số liệu chính thức, mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 40% trong những năm tới, nền kinh tế chia sẻ đã tăng hơn gấp đôi lên 3,45 nghìn tỷ NDT (505 tỷ USD) năm ngoái so với một năm trước.
Tuy đã nhanh chóng trở thành nước dẫn đầu thế giới về nền "kinh tế chia sẻ" nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá khi mô hình này khiến một số doanh nghiệp startup chịu nhiều thiệt thòi.
Với mô hình kinh tế chia sẻ, hơn 90% chiếc xe đạp hãng Wukong ở Trung Quốc đã biến mất và bị nghi ngờ là đánh cắp. Theo sau đó là sự gia tăng của nạn đua xe và rất nhiều nạn nhân kéo theo.
Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ nền kinh tế chia sẻ như một động lực tăng trưởng mới khi kinh tế tổng thể chậm lại, nhưng có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh cần phải trở nên thận trọng.
Tại Thượng Hải, khi xe đạp có nguy cơ chiếm lấn vỉa hè, Claire Victoria Pan nói rằng Trung Quốc nên nghĩ phải điều chỉnh lại mức độ chia sẻ các phương tiện như cho xe đạp, xe hơi hay cả Airbnb và không gian làm việc. Pan là cư dân đến từ Hồng Kông, nhưng sống ở Thượng Hải nói: " Mô hình cộng đồng chia sẻ khiến cuộc sống trở nên thuận lợi hơn."
"Nguồn cung quá cao, nhưng tôi nghĩ nó chỉ là tạm thời. Khi một dịch vụ mới xuất hiện nó sẽ mở rộng nhanh chóng khiến nguồn cung vượt quá cầu. Nhưng sau một khoảng thời gian thì nguồn cung sẽ giảm một cách tự nhiên ".
Sự bùng nổ của việc chia sẻ đã tạo ra một số ý tưởng mới. Một doanh nhân ở tỉnh Chiết Giang đang cung cấp dịch vụ cho thuê bóng rổ để giúp người chơi đỡ phải mang đồ của mình đến.
Người dùng có thể mở khóa tủ chứa bóng rổ bằng cách quét mã bằng điện thoại thông minh của mình và mượn một bóng với giá 1,5 nhân dân tệ (5.000 đồng) trong 30 phút. Luôn có một máy quay theo để theo dõi người dùng và đảm bảo đồ sẽ không bị ăn cắp.
Các phòng thừa, máy giặt, ô dù và sạc điện thoại di động đều được cho thuê khi Trung Quốc dần trở thành ngôi nhà của nền kinh tế chia sẻ.
Các ứng dụng điện thoại thông minh như Alipay và WeChat đã cho phép dịch vụ như thế này phát triển. Chúng cho phép khách hàng mua sản phẩm hoặc chuyển tiền bằng cách quét mã QR. Mô hình xe đạp công cộng là khi người dùng có thể lấy một chiếc xe đạp trên đường phố và để chúng ở bất cứ đâu sau khi dùng xong đã rất thành công từ khi được giới thiệu trong hai năm qua. Các số liệu chính thức mới nhất cho biết hiện nay có 10 triệu chiếc xe đạp được sử dụng trên đường phố Trung Quốc.
Nhưng nhiều người phàn nàn dữ dội về những chiếc xe đạp đỗ sai chỗ và trên những con đường chật ních và xói mòn. Để ngành công nghiệp bất động sản có thể phát triển, các nhà chức trách ở Thượng Hải và Thiên Tân sẽ áp dụng các quy định từ ngày 1 tháng 10 yêu cầu: Thời gian sử dụng của một chiếc xe đạp chỉ được kéo dài ba năm và yêu cầu các cứ 200 chiếc xe thì cần có một đội bảo trì. Tuy nhiên lượng xe đạp bị mất cắp khá nhiều.
Dịch vụ xe Wukong, ở phía tây nam của Trùng Khánh, thành lập chỉ trong vòng vài tháng. Tuần qua, 3 trụ sở Vbike tại Bắc Kinh đã hợp nhất.
Theo Christopher Balding, phó giáo sư tại Trường Kinh doanh HSBC thuộc trường Đại học Bắc Kinh ở thành phố Thẩm Quyến, đây không phải là những trường hợp cuối cùng. "Những công ty này mang lại những lợi ích rất thực tế và ở Thẩm Quyến mọi người đang sử dụng những chiếc xe đạp này mọi lúc, mọi nơi" - ông nói.
Những người bán hàng Trung Quốc đang bị thu hút bởi các dịch vụ như vậy bởi vì họ có khá nhạy với giá cả và có những công ty chia sẻ xe đạp cho phép người dùng sạc điện thoại trong khi đi xe đạp. Nhưng ông cảnh báo, "Các nhà đầu tư và quá nhiều công ty đang đổ rất nhiều tiền vào khoản này. Chính phủ cần phải quản lý chặt chẽ hơn."
"Tôi đã đùa với những người khác về ứng dụng khởi động chia sẻ mới tiếp theo mà chúng tôi sẽ tạo ra. Người ta luôn cố đoán xem thứ gì sẽ được lấy ra chia sẻ tiếp theo."
William Chou tại Deloitte Trung Quốc nói rằng nó càng ngày nó thiên về việc cho thuê hơn.
Chou, lãnh đạo của công nghệ, truyền thông và viễn thông, cho biết: "Ví dụ, tất cả các xe đạp cộng đồng ở Trung Quốc là xe đạp mới sản xuất chứ không phải xe đạp của những người đã sở hữu chúng. Không ai kiếm lợi được từ việc này trừ công ty cung cấp nó"
Chou nói rằng bộ sạc pin điện thoại trong các khu mua sắm, nhà hàng và cửa hàng tiện lợi là nhưng thứ và nơi được "chia sẻ" tiếp theo và cũng đang có mô hình chia sẻ xe tay ga ở Hàng Châu, một thành phố gần Thượng Hải. "Người tiêu dùng Trung Quốc đang quen dần với khái niệm chia sẻ", Chou nói. "Trong những năm trước họ sẽ chỉ dùng những gì họ có. Nhưng càng nhiều người chấp nhận xu hướng này thì thị trường sẽ tiếp tục mở rộng".