Nửa đời sau, hãy học cách cẩn trọng lời ăn tiếng nói, bạn bè kết giao, và nhân phẩm chính mình!

22/03/2020 09:13 AM | Sống

Người ta thường có câu: Họa từ miệng mà ra. Lời nói cũng như con dao hai lưỡi, nói lời hay ý đẹp thì khiến người ta vui vẻ, thoải mái, được nhiều người ưa thích. Nói phỉ báng, châm biếm, toàn những lời khó nghe chỉ khiến người khác bực bội, mang thù, rồi tự chuốc họa vào thân.

- 01 -

Trong "Sử ký" Trung Quốc có một câu chuyện được ghi chép lại:

Một hôm, tiểu thiếp của Bình Nguyên quân nước Triệu ngồi trên lầu thấy một người què đang cố gắng đi đến giếng để lấy nước, tiểu thiếp mới tò mò nhìn chằm chằm vừa cười lớn vừa hỏi: "Này anh kia, anh có thể lấy nước không đấy? Có cần tôi giúp gì không?"

Người què kia là một tên bụng dạ hẹp hòi, cảm thấy nhục nhã và bị xúc phạm, nhịn không được cầu Triệu Thắng giết chết tiểu thiếp kia.

Vốn ban đầu Triệu Thắng cũng tính che chở tiểu thiếp, nhưng người què kia không chịu nhượng bộ, cuối cùng tiểu thiếp kia phải mất mạng.

Người ta thường có câu: Họa từ miệng mà ra. Lời nói cũng như con dao hai lưỡi, nói lời hay ý đẹp thì khiến người ta vui vẻ, thoải mái, được nhiều người ưa thích. Nói phỉ báng, châm biếm, toàn những lời khó nghe chỉ khiến người khác bực bội, mang thù, rồi tự chuốc họa vào thân.

Nếu ai đã từng đọc qua "Tam Quốc Diễn Nghĩa" sẽ rất quen thuộc với đoạn Dương Tu chết:

Tào Tháo sợ bị ám toán, nên đã nói với thị vệ: "Khi ta ngủ thường hay mơ thấy đang giết người ngoài chiến trận, nên những lúc đó đừng bao giờ đến gần!"

Nhưng một hôm nọ, một thị vệ gần đó đến giúp Tào Tháo đắp lại chăn, Tào Tháo lập tức nhảy lên giết chết anh ta, sau đó ngủ tiếp. Mọi người đều nghĩ rằng Tào Tháo giết người trong mơ, chỉ có Dương Tu nhìn thấu ý định của Tào Tháo mà thở dài nói với xác người cận vệ đang được chôn cất:

"Không phải thừa tướng đang mơ, mà là ngươi đang mơ!"

Sau khi Tào Tháo biết được, càng thêm nghi kỵ Dương Tu.

Lúc Tào Tháo chặn đánh Lưu Bị nhưng thất bại phải về cố thủ, vì muốn rút quân nhưng xấu hổ trước quân lính, nên khi Hạ Hầu Đôn xin khẩu lệnh, ông liền do dự bảo "Gân gà".

Hạ Hầu Đôn không hiểu hỏi Dương Tu, nghe vậy Dương Tu cười lớn bảo chuẩn bị đồ rút lui. Hồi kinh xong, biết được Dương Tu lại đoán ra ý mình, Tào Tháo liền tìm cớ giết chết Dương Tu.

Tục ngữ xưa có câu: "Muốn sửa mình lấy tâm làm gốc, muốn giao thiệp lấy cẩn trọng lời nói làm đầu."

Biết nhưng không phán xét, hiểu nhưng không lên tiếng, cẩn thận lời ăn tiếng nói hằng ngày, quan tâm đến cảm thụ của người khác. Như vậy, cuộc sống mới chu toàn.

Khi giao tiếp xã hội, tâm có thể thẳng nhưng lời nói không thể thẳng, suy nghĩ kĩ trước khi cất tiếng, biết nhiều không nhất định là phải nói nhiều. Sự im lặng kịp thời sẽ có chất lượng hơn nhiều là nói nhiều lời thừa thãi.

Nửa đời sau, hãy học cách cẩn trọng lời ăn tiếng nói, bạn bè kết giao, và nhân phẩm chính mình! - Ảnh 1.

- 02 -

Ông bà ta thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng." Chơi với bạn tốt như vào vườn hoa, khi đi ra hương thơm còn vương vấn. Chơi với bạn xấu như vào hàng cá, quen mùi tanh rồi chẳng biết mình tanh.

Khổng Tử cũng viết rằng:

"Bạn có ích gồm 3 loại: Bạn ngay thẳng, bạn thành thực, bạn có kiến thức sâu rộng."

Nhân phẩm là thứ rất quan trọng khi muốn kết giao với một ai đó, nên hướng đến người tài hoa mà học hỏi, đừng sa đọa giẫm vào cái ác và lầm lỗi, những người bạn xấu chỉ đưa bạn đến vực thẳm, khiến bạn lầm đường lạc lối.

Khi tiếp xúc với mọi người, chúng ta cần biết cách chọn đúng người; khi kết bạn, chúng ta nên học được cách ngăn chặn thua lỗ kịp thời.

Trong cuốn sách "Ngọc Tuyền Tử" có ghi lại một câu chuyện:

Lu Yuan Ying thường chơi cờ với một người bạn. Có lần, khi hai người đang chơi cờ với nhau, đột nhiên có công văn được đưa tới. Lu Yuan Ying chỉ đành tạm thời rời khỏi ván cờ, đi xử lý công văn trước.

Người bạn kia nhân cơ hội này đã lén đổi chỗ một quân cờ. Lúc Lu Yuan Ying trở về thấy bàn cờ bị đổi, nhưng không nói gì, cuối cùng ông là người thua cuộc.

Mọi người đều nói "Phẩm cờ giống như phẩm người." Từ sau hôm đó, Lu Yuan Ying nhận ra người bạn kia không phải người đáng tin cậy.

Khi kết bạn, nhà thơ Tô Thức còn thận trọng hơn.

Ông và Tạ Cảnh Ôn vốn là bạn rất thân. Một hôm, hai người đi dạo ở vùng ngoại ô, có một con chim bị thương rơi từ trên cây xuống, Tạ Cảnh Ông liền giơ chân đá con chim sang một bên.

Hành động vô tâm này đã khiến Tô Thức lạnh người: Một người xem thường sinh mệnh, không có lòng đồng cảm như thế, tâm địa nhất định không tốt như những gì ông ta thường nói bằng lời, người này không đáng kết giao. Từ đó, Tô Thức vạch rõ giới hạn giữa hai người.

Sau này, Tạ Cảnh Ôn vì để lấy lòng Vương An Thạch, đã hãm hại Tô Thức. Mà Tô Thức lúc này, tuy tức giận vì bị kẻ xấu hãm hại, nhưng cũng không đến nỗi buồn vì đã nhìn thấu Tạ Cảnh Ôn từ trước, nhờ đó ngăn chặn được rất nhiều mất mát.

Người bạn trong quá khứ có thể là người phù hợp với chúng ta trong quá khứ nhất, nhưng chưa hẳn sẽ phù hợp với chúng ta trong hiện tại. Chúng ta không phải người "có mới nới cũ" mà "đổi bạn như thay áo", chúng ta chỉ đang quên đi những người xấu, và tìm kiếm những người đồng chí hướng với mình.

Có thể thở dài nhớ về quá khứ, nhưng đừng nên lưu luyến với những người có trái tim không lương thiện, không cùng đường với chúng ta.

Nửa đời sau, hãy học cách cẩn trọng lời ăn tiếng nói, bạn bè kết giao, và nhân phẩm chính mình! - Ảnh 2.

- 03 -

Mạnh Tử nói: "Khi sửa đổi bản thân, khó nhất là tu dưỡng tâm thức. Khi tu dưỡng tâm thức, khó nhất là bồi dưỡng nhân phẩm."

Theo lời giải thích trong "Từ Hải", cẩn trọng nhân phẩm chính là dù đang ở một mình, không người chú ý, chúng ta cũng cư xử và hành động cẩn thận, nghiêm ngặt, kiểm soát ý niệm của chính mình.

Vào một đêm giông bão, nhà của một góa phụ bị dột, vì vậy phải đến nhà người đàn ông trẻ đối diện xin tá túc nhờ một đêm.

Người đàn ông kia đồng ý, nhưng khi vào nhà, anh ta liền tìm đèn cầy châm lửa sáng khắp nhà, đốt củi để sưởi ấm đến sáng. Tóm lại, cả hai đều nhận thức bình tĩnh, giữ khoảng cách rõ ràng, không làm chuyện trái với lương tâm.

Vào thời nhà Thanh, khi Thống đốc Hà Nam từ chức, các quan lại dưới quyền đã tránh bọn do thám mà tặng ông rất nhiều quà. Vào ban đêm, ông nhận được một chiếc thuyền chứa đầy lễ vật.

Sau khi vị Thống đốc kia nhận được, đã viết một bức thư uyển chuyển từ chối:

"Trăng thanh gió mát trời đêm, chiếc thuyền đưa tiễn vội vàng đến nơi. Cám ơn tình, nhưng lễ vẫn phải trả, không sợ người biết chỉ sợ mình biết."

Giống như Tăng Quốc Phiên từng nói: "Hãy cẩn trọng nhân phẩm dù khi đang ở một mình." Nếu bạn là người cư xử trong ngoài đồng nhất, không thẹn với lòng, sẽ sống an ổn và yên vui một đời.

Tâm ý và hành động đồng nhất, dù không có ai, vẫn tuân thủ đúng chuẩn mực đạo đức, đó mới là người có nhân phẩm hoàn mỹ.


Thiên Tuyết

Cùng chuyên mục
XEM