Nouriel Roubini: 'Giải phẫu' cuộc suy thoái sắp tới

27/08/2019 14:54 PM | Xã hội

2 trong số 3 cú sốc nguồn cung tiêu cực có liên quan đến Trung Quốc.Căng thẳng Mỹ - Trung đang thúc đẩy quá trình đảo ngược toàn cầu hóa.Các ngân hàng trung ương đã đúng khi hạ lãi suất trong bối cảnh sốc tổng cầu tiêu cực có nguy cơ xảy ra trong ngắn hạn.

Dưới đây là nội dung bài viết với tiêu đề "Giải phẫu cuộc suy thoái sắp tới" của tác giả Nouriel Roubini đăng trên Project Syndicate.

Có 3 cú sốc nguồn cung tiêu cực có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2020. Cả 3 đều phản ánh yếu tố chính trị ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế, 2 trong số đó liên quan đến Trung Quốc và Mỹ là trung tâm. Hơn thế nữa, không cú sốc nào có thể được giải quyết bằng các công cụ truyền thống như chính sách vĩ mô phản chu kỳ.

Cú sốc tiềm ẩn đầu tiên bắt nguồn từ chiến tranh thương mại và tiền tệ Mỹ - Trung, với căng thẳng leo thang từ đầu tháng 8, khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thêm thuế lên hàng Trung Quốc xuất khẩu, và trước đó tuyên bố Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ.Có 3 cú sốc nguồn cung tiêu cực có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2020. Cả 3 đều phản ánh yếu tố chính trị ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế, 2 trong số đó liên quan đến Trung Quốc và Mỹ là trung tâm. Hơn thế nữa, không cú sốc nào có thể được giải quyết bằng các công cụ truyền thống như chính sách vĩ mô phản chu kỳ.

Vấn đề thứ hai là cuộc chiến tranh lạnh âm ỉ giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ. Trong cuộc đối đầu mang tất cả các đặc điểm của “Bẫy Thucydides”, Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh cho vị trí thống trị trong các ngành công nghiệp của tương lai: trí tuệ nhân tạo (AI), robot, 5G và hơn thế nữa. Mỹ đã đưa Huawei, gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc vào “danh sách đen” dành cho các công ty nước ngoài được cho là gây ra các mối đe dọa an ninh quốc gia. Và mặc dù Huawei đã được nới lỏng cấm vận cho phép công ty này tiếp tục sử dụng thiết bị của Mỹ, chính quyền Trump tuyên bố sẽ đưa thêm 46 chi nhánh của Huawei vào danh sách.

Mối đe dọa thứ ba có liên quan đến nguồn cung dầu. Mặc dù giá dầu gần đây giảm, và nguy cơ suy thoái gây ra bởi chiến tranh thương mại, tiền tệ và công nghệ có thể làm giảm nhu cầu về năng lượng khiến giá xuống thấp hơn, căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể gây hiệu ứng ngược lại. Nếu căng thẳng leo thang trở thành xung đột quân sự, giá dầu thế giới có thể tăng đột biến dẫn đến suy thoái, như đã diễn ra trong các cuộc xung đột ở Trung Đông trước đó vào năm 1973, 1979 và 1990.

Cả 3 cú sốc tiềm năng này đều có thể gây ra hiệu ứng đình trệ đối với nền kinh tế, làm tăng giá hàng tiêu dùng nhập khẩu, nguyên vật liệu thô, linh kiện công nghệ và năng lượng, trong khi làm giảm sản lượng do phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tồi tệ hơn, căng thẳng Mỹ - Trung còn đang thúc đẩy quá trình đảo ngược toàn cầu hóa, vì các quốc gia và công ty không còn có thể trông chờ vào sự ổn định lâu dài của chuỗi giá trị tích hợp này. Khi trao đổi hàng hóa, dịch vụ, vốn, nhân công, thông tin, dữ liệu và công nghệ đang ngày càng bị chia nhỏ, chi phí sản xuất toàn cầu sẽ tăng với tất cả các ngành công nghiệp.

Hơn nữa, chiến tranh thương mại, tiền tệ và cạnh tranh công nghệ sẽ cộng hưởng lẫn nhau. Hãy xem xét trường hợp của Huawei, công ty hiện dẫn đầu thế giới về thiết bị 5G. Công nghệ này sẽ sớm trở thành hình thức kết nối tiêu chuẩn cho hầu hết các cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự quan trọng, chưa kể đến các mặt hàng tiêu dùng được kết nối thông qua Internet Vạn vật. Sự xuất hiện của một con chip 5G cho phép mọi thứ từ máy nướng bánh mỳ đến máy pha cà phê trở thành thiết bị nghe lén.  Điều này nghĩa là nếu Huawei bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia, thì hàng nghìn các sản phẩm Trung Quốc xuất khẩu khác cũng vậy.

Không khó để hình dung cách tình huống hiện nay dẫn đến sự sụp đổ toàn diện của hệ thống thương mại toàn cầu. Câu hỏi đặt ra sau đó là liệu các nhà hoạch định chính sách tài chính và tiền tệ đã chuẩn bị cho một cú sốc cung tiêu cực kéo dài – thậm chí vĩnh viễn hay chưa.

Sau sự đình trệ gây ra bởi các cú sốc những năm 1970, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đã phản ứng bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng trung ương lớn như Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, vì lạm phát và các kỳ vọng về lạm phát vẫn còn giữ ở mức thấp. Bất kỳ áp lực lạm phát nào đến từ giá dầu sẽ chỉ đơn giản được coi là hiệu ứng giá thay vì là đà tăng của lạm phát.

Nouriel Roubini: Giải phẫu cuộc suy thoái sắp tới - Ảnh 1.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang thúc đẩy quá trình đảo ngược toàn cầu hóa. Ảnh: Getty Images.

Theo thời gian, các cú sốc cung tiêu cực cũng có xu hướng trở thành cú sốc cầu tiêu cực tạm thời, làm giảm cả tăng trưởng và lạm phát nhờ kìm hãm tiêu dùng và chi tiêu vốn. Thật vậy, trong tình hình hiện nay, chi tiêu vốn doanh nghiệp tại Mỹ và trên toàn cầu đang suy giảm nghiêm trọng, do sự không chắc chắn về khả năng, mức độ và tính lâu dài của 3 cú sốc tiềm năng nói trên.

Trên thực tế, với các công ty tại Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và các khu vực khác ở châu Á hạn chế chi tiêu doanh nghiệp, thì lĩnh vực công nghệ, sản xuất và công nghiệp vốn đã suy thoái. Lý do duy nhất giữ tình hình này không chuyển biến thành suy thoái toàn cầu là do tiêu dùng cá nhân vẫn ở mức cao. Nếu giá hàng hóa nhập khẩu tiếp tục tăng do hậu quả của một trong 3 cú sốc, tăng trưởng thu nhập hộ gia đình thực tế (được điều chỉnh theo lạm phát) cũng như niềm tin của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng và có thể khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.

Các ngân hàng trung ương đã đúng khi hạ lãi suất trong bối cảnh sốc tổng cầu tiêu cực có nguy cơ xảy ra trong ngắn hạn. Nhưng các nhà hoạch định chính sách tài khóa cũng nên chuẩn bị một phản ứng ngắn hạn tương tự. Một sự sụt giảm mạnh về tăng trưởng và tổng cầu sẽ cần đến nới lỏng tài chính theo chu kỳ để tránh cho suy thoái kinh tế trở nên quá nghiêm trọng.

Tuy vậy trong trung hạn, phương án tối ưu không phải là điều chỉnh các cú sốc cung tiêu cực, mà phải thích nghi với chúng và tránh nới lỏng thêm. Xét cho cùng, các cú sốc cung tiêu cực từ chiến tranh thương mại và công nghệ sẽ ít nhiều để lại ảnh hưởng vĩnh viễn, cũng như sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng. Điều tương tự cũng đúng với Brexit: rời khỏi Liên minh Châu Âu sẽ khiến Anh phải chịu một cú sốc cung tiêu cực vĩnh viễn, kéo theo đó là giảm tiềm năng tăng trưởng.

Không thể đảo ngược tác động của các cú sốc này thông qua chính sách tiền tệ hoặc tài chính. Mặc dù có thể có hiệu quả trong ngắn hạn, bất kỳ nỗ lực dài hạn nào cũng sẽ chỉ dẫn đến lạm phát và kỳ vọng lạm phát tăng cao vượt dự báo của ngân hàng. Vào những năm 1970, các ngân hàng trung ương đã điều chỉnh 2 cú sốc dầu lớn. Kết quả là lạm phát và kỳ vọng lạm phát tăng liên tục,  thâm hụt tài khóa không ổn định và tích lũy nợ công.

Cuối cùng, có một điểm khác biệt quan trọng giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 và cú sốc cung tiêu cực có thể xảy ra với nền kinh tế hiện nay. Vì cuộc khủng hoảng năm 2008 là một cú sốc tổng cầu tiêu cực lớn làm suy giảm tăng trưởng và lạm phát, nó có thể dễ dàng được giải quyết bằng các kích thích tài chính hoặc tiền tệ. Nhưng hiện nay, thế giới sẽ phải đối mặt với những cú sốc cung tiêu cực kéo dài đòi hỏi các chính sách rất khác trong trung hạn. Cố gắng sửa chữa thiệt hại bằng cách liên tục kích thích tài chính và tiền tệ không phải là một lựa chọn khôn ngoan.

Theo Minh Ngọc

Cùng chuyên mục
XEM