NOKIA - Huyền thoại một thời đang ở đâu? (Kỳ 2)
Rời xa mảng kinh doanh điện thoại di động, mỏ vàng của Nokia đến từ vai trò là nhà cung cấp thiết bị, phần mềm cho các hãng cung cấp dịch vụ di động. Cuộc cách mạng 5G có thể đưa Nokia trở lại hay nó mãi chỉ là kẻ ăn mày dĩ vãng?
Sau khi Nokia về tay Microsoft, gã khổng lồ công nghệ này cũng không thể vực dậy Nokia và cuối cùng đã phải bán cho hãng sản xuất điện thoại Trung Quốc Foxconn Technology Group. Với sự cộng tác của công ty Phần Lan HMD Global Oy, Foxconn đang tạo ra một dòng máy điện thoại và máy tính bảng tầm thấp đến trung mang thương hiệu Nokia.
Chiếc điện thoại Nokia đầu tiên chạy trên nền tảng Android OS của Foxconn bắt đầu được bán ra vào đầu năm nay. Nokia vẫn nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến chiếc điện thoại của mình. Điều này mang lại cho gã khổng lồ thất thế Phần Lan một nguồn thu nhập không nhỏ, nhưng cũng đi kèm một số mâu thuẫn. Công ty này đã liên tục đụng độ với Apple về những bằng sáng chế đó. Một cuộc chiến gần đây nhất mới xảy ra hồi tháng 5. 2 bên đi đến quyết định rằng Nokia sẽ cung cấp dịch vụ mạng cho Apple, trong khi Apple sẽ cho đặt lại các sản phẩm Withings của Nokia lên kệ trong các cửa hàng của mình.
Mặc dù điện thoại Nokia không chết, phần lớn doanh thu của Nokia đến từ việc cung cấp dịch vụ không dây cho các nhà mạng như Verizon , AT&T, T-Mobile , Korea Telecom và Deutsche Telekom. Nokia bán tất cả mọi thứ các nhà mạng cần để kết nối với khách hàng: thiết bị phát, thiết bị chuyển mạch, máy chủ, anten và phần mềm.
Tuy rằng, các nhà cung cấp dịch vụ di động phải thường xuyên thay thế và cập nhật cơ sở hạ tầng, mỏ vàng của Nokia chỉ đến khi mạng di động được nâng cấp lên một thế hệ (G) mới. Mạng di động 5G – dự kiến sẽ được hoàn tất trong vòng 1 năm – sẽ bao gồm những cải tiến đáng kể về độ tải, độ tin cậy, số lượng thiết bị có thể được hỗ trợ trong một khu vực bất kỳ và độ trễ (giữa thời gian yêu cầu thông tin và thời gian nhận). Verizon, AT&T và T-Mobile đã công bố kết quả thử nghiệm 5G tại một số thành phố ở Mỹ. Telecom Hàn Quốc cũng đã hứa sẽ đưa 5G vào sử dụng trong dịp Thế vận hội mùa đông.
Theo ông Lauri Oksanen, vấn đề của 5G hiện nay là khoảng cách từ ăng-ten đến thiết bị di động. Nhóm nghiên cứu của ông đang làm việc để giải quyết khó khăn này. Một phần của giải pháp này là chuyển sang tần số cao hơn mà không bị các sóng khác ảnh hưởng trong quang phổ radio. Nokia và một số đối thủ cạnh tranh đang thiết kế ăng-ten để truyền tải trong phần quang phổ giữa sóng vi sóng và sóng hồng ngoại – tần số cao hơn nhiều so với những gì mà hầu hết điện thoại di động hiện nay đang sử dụng. Đổi lại, tần số càng lớn thì bước sóng càng ngắn. Do đó loại sóng này (gọi là sóng mm) không thể đi xuyên qua tường, cây hoặc con người. Ngay cả lớp vỏ nhựa trên một ăng-ten cũng có thể làm cản trở tín hiệu. Điều đó có nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ mạng sẽ phải đặt những cục ăng-ten nhỏ trên các cột đèn đường, mái nhà và trong toà nhà. Như vậy, chìa khoá đến mỏ vàng của nhóm ông Oksanen chính là sản xuất ăng-ten.
Nokia ngày càng có thể bán được nhiều thứ thông qua phần mềm điều hướng tín hiệu và dữ liệu phức tạp. Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của 5G phần lớn là những công ty mà Nokia đã từng sử dụng. Một trong đó đó là MIMO – kỹ thuật sử dụng nhiều ăng-ten để phát và thu nhận tín hiệu kết nối không dây.
Không chắc là người tiêu dùng có thể được nhìn thấy tất cả những đổi mới Nokia và đối thủ của nó đang hứa hẹn hay không. Chủ đề chính của Mobile World Congress năm nay là liệu 5G có thực sự là một cuộc cách mạng hay chỉ là sản phẩm của quảng cáo quá đà. Các nhà lãnh đạo của Nokia hiểu được điều đó, đối với một người sử dụng iOS hay Android điển hình, 4G thực sự đã có một độ trễ đủ thấp. “Ngày hôm nay, mạng của bạn có tốc độ ping 50ms. Nếu nó giảm xuống còn 1ms, điều đó thật tốt, nhưng tôi không nghĩ bạn sẵn sàng chi thêm tiền cho điều đó”, Rajeev Suri – CEO Nokia cho biết.
Ông Suri cho rằng khả năng hiện thực hoá 5G nằm ở dạng sử dụng khác: Giảm xuống còn 1 ms sẽ cho phép xe ô tô và xe tải không người lái hoạt động tốt hơn. Các robot nhà máy sẽ được giải phóng khỏi dây cáp và cho phép dây chuyền lắp ráp hoạt động trơn tru hơn. Thậm chí sẽ có những cuộc phẫu thuật từ xa. Cuối cùng, thị trường cáp phủ sóng độc quyền sẽ có đối thủ mới.
Tất nhiên, cuộc cách mạng nào cũng có sự hoài nghi, giống như những gì đã chào đón thế hệ không dây trước đó. Và các nhà lãnh đạo của Nokia tin rằng nhu cầu nguồn dữ liệu nhanh hơn, phong phú và phổ biến hơn sẽ tiếp tục gia tăng.