'Nỗi đau' của start-up Tài sản số: Cạnh tranh nhanh - ngắn - khốc liệt, đề xuất các giải pháp để chuyển mình mạnh mẽ

04/04/2024 10:02 AM | Kinh doanh

Các chuyên gia cho rằng, thị trường đang mong mỏi có khung pháp lý để chuyển mình, phát triển theo xu thế chung của thế giới và nhu cầu của thị trường.

Theo Boston Consulting Group, tổng giá trị tài sản số trong năm 2030 dự kiến sẽ lên tới 16.000 tỷ USD, chiếm 10% GDP toàn cầu. Trong đó Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về giao dịch tiền số, chỉ sau Ấn Độ và Mỹ với gần 26 triệu người sở hữu tiền ảo (theo Crypto Crunch App).

Trong bối cảnh Việt Nam chưa có khung pháp lý cho loại hình đầu tư này, các hoạt động mua bán, giao dịch tài sản số trong nước vẫn diễn ra sôi động thông qua các sàn quốc tế hoặc hình thức thỏa thuận trực tiếp, tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền và thất thoát cho nền kinh tế. 

Với mục tiêu nhận diện cơ hội và thách thức về tài sản số, tạo kết nối trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận, quản lý, quản trị rủi ro loại hình đầu tư tài sản số trong nước và diễn đàn Tài sản số 2024 do Công ty Cổ phần Công nghệ số SSI (SSI Digital) tổ chức về Tài sản số quy tụ nhiều chuyên gia công nghệ, tài chính, start-up tài sản số và đặc biệt là sự tham gia của đại diện OKX – Top 4 sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu thế giới.

'Nỗi đau' của start-up Tài sản số: Cạnh tranh nhanh - ngắn - khốc liệt, đề xuất các giải pháp để chuyển mình mạnh mẽ - Ảnh 1.

Những thách thức của starup đang hoạt động trong lĩnh vực Tài sản số

Tại phiên 2 - Thách thức và cơ hội cho startup Tài sản số đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Bà Trang Phùng - Co-founder & CMO của U2U Netwwork cung cấp, theo một báo cáo phía trường Đại học Kinh tế Luật của TP. HCM cho thấy, trong 5 năm vừa qua, 42% số lượng công ty khởi nghiệp trong thị trường tài sản số tăng nhanh chóng tại Việt Nam. Bà cũng cho biết bản thân phải làm việc lên tới 14 tiếng/ngày để bắt kịp nhịp độ của thị trường. 

Với câu hỏi về các thách thức mà các starup hoạt động trong lĩnh vực Tài sản số của Việt Nam và thế giới đang gặp phải, ông Thi Trương - CEO Icetea Lab đã có phần chia sẻ cụ thể. CEO Icetea Lab cho biết, theo phần ngách blockchain trong Tài sản số thay đổi rất nhanh nên yêu cầu đối với founder rất cao mới có thể tồn tại. 

'Nỗi đau' của start-up Tài sản số: Cạnh tranh nhanh - ngắn - khốc liệt - Ảnh 1.

Ông Thi Trương - CEO Icetea Lab chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.

Ông Thi bày tỏ: "Ngay tháng này bạn đang ở vị trí cao nhưng tháng sau có thể có 3-4 bên làm giống bạn vượt lên. Bởi trong blockchain, các lĩnh vực bạn có thể làm rất ít, mỗi dự án có hàng trăm dự án nên sự cạnh là nhanh - ngắn - khốc liệt hơn so với thị trường thông thường. Đối với những dự án không có sự đỡ đầu để tiếp cận nguồn vốn, đối tác cần thiết thì rất khó để vươn lên. Thách thức thứ hai, đây là thị trường ngắn hạn, để tồn tại bạn cần chuyển mình".

Cùng câu hỏi, ông Lữ Hồng Hải - Giám đốc NOTT Foundation cho biết thách thức còn đến từ phía người dùng. Khi người dùng thực sự hiểu và tin tưởng công nghệ, startup phải giới thiệu được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng, giá trị. Người dùng cũng cần cảm nhận được sự an toàn khi sử dụng. 

Bà Vũ Tuyết Loan - Đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư chia sẻ, trước đây chưa có nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp bởi Luật hỗ trợ doanh nghiệp ra đời vào năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. 

Bà Tuyết Loan cho biết: "Khi bắt đầu triển khai bộ luật, chúng tôi đã lắng nghe các doanh nghiệp bày tỏ những khó khăn để có những chính sách điều chỉnh. Luật có 13 điều về hoạt động hỗ trợ, tuy nhiên về chính sách có 10 điều, trong đó có 7 chính sách hỗ trợ chung, 3 chính sách dành cho đối tượng trọng tâm. 1 trong 3 chính sách hỗ trợ trọng tâm là dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Với các startup trong lĩnh vực công nghệ có 2 điều có thể 'support': Chính sách về công nghệ tại Điều 12 - Nhà nước luôn khuyến khích và có chính sách đặc biệt trong hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, cũng như ghi nhận tài sản trí tuệ; Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo nằm ở Điều 17 - Nhà nước hỗ trợ về không gian khởi nghiệp, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các mentor, các chương trình xúc tiến thương mại và kết nối, hỗ trợ hoạt động truyền thông, kết nối, xây dựng hệ sinh thái".

Là đại diện của đơn vị tổ chức sự kiện - Chủ tịch SSI Digital – Ông Nguyễn Duy Hưng cho biết: "Rất cần xây dựng một môi trường đầu tư an toàn và minh bạch là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Chúng ta cùng nhau đề xuất với Chính phủ xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản số, đây là giải pháp phù hợp với xu thế chung của thế giới và nhu cầu của thị trường".

Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM