Những tỷ phú này là nhân chứng sống cho thấy bằng đại học chẳng mấy quan trọng!

01/07/2016 15:32 PM | Kinh doanh

Nhà Vật lý - Thiên văn học nổi tiếng Neil deGrasse Tyson đã từng nói: "Quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu."

Chẳng có lý do để những sinh viên bị xếp vào loại kém lại không thể trở thành tổng thống hay tỷ phú.

Điểm qua vài tỷ phú giàu nhất hệ mặt trời như Bill Gates, Mark Zuckerberg, hay mới đây là chàng tỷ phú trẻ Evan Spiegel - CEO của ứng dụng Snapchat đang làm mưa làm gió, chẳng ai trong số họ thèm cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học trong tay.

Anh chàng tỷ phú 25 tuổi Evan Spiegel đã bỏ ngang Đại học Stanford danh tiếng, khi chỉ còn 3 môn nữa là tốt nghiệp, để theo đuổi đam mê của mình.

Hay như mấy đời tổng thống Mỹ John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson và George H.W. Bush đều là những sinh viên có thành tích yếu kém, khi mài mông trên ghế giảng đường. Phó Tổng thống Joe Biden cũng phải vật lộn với đống sách luật dày cộp, khi còn là sinh viên trường luật. Thế mà nhìn xem, nước Mỹ được như ngày nay, một phần nhờ họ không ít đâu.

Trong một buổi nói chuyện tại Đại học Southern Methodist, cựu Tổng thống George W. Bush đã nêu bật lên một thực tế rằng trường lớp không hề ảnh hưởng đến các phần còn lại trong cuộc sống của bạn. Trường học cho bạn kiến thức nhưng khả năng của con người là vô hạn. Cứ mặc sức đam mê và sáng tạo đi, đừng gò bó trong khuôn khổ của những gì bạn được học!

Cựu Tổng thống George W. Bush cổ vũ các cháu sinh viên cứ mặc sức đam mê và sáng tạo đi, đừng gò bó trong khuôn khổ của những gì được học!

Nhà Vật lý - Thiên văn học nổi tiếng Neil deGrasse Tyson đã thẳng thừng trong một buổi hội thảo ở Đại học Massachusetts Amherst: "Quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu."

Điểm trung bình không định nghĩa được bạn là ai, bạn làm được những gì. Nó đơn giản chỉ là những con số, thể hiện những gì bạn đã làm được ở thời điểm đó. Thành tích học tập không phải là cách hay để đo lường khả năng làm việc của một người. Thành công trong học tập chưa chắc đã thành công trong cuộc sống.

Tính cách, kinh nghiệm, khả năng giao tiếp mới là chìa khoá dẫn đến thành công chứ không phải điểm số. Muốn làm tỷ phú thì trước hết phải biết mình đam mê cái gì, giỏi ở đâu, rồi kiên trì theo đuổi nó. Và quan trọng nhất là phải hiểu được giá trị của thất bại.

Đây chính là lý do tại sao chúng ta học lồi cả mắt, thân xác bơ phờ không nhận ra mỗi mùa thi cử, mà ra đời có khi còn phải đi làm thuê cho mấy người bỏ học giữa chừng... Rất nhiều sinh viên bị đánh giá là yếu kém, phá phách khi còn đi học lại trở thành những ông chủ, bà chủ thành công, được nhiều người ngưỡng mộ.

Đơn giản là bởi họ biết được họ phải cố gắng vì điều gì, đấu tranh cho cái gì và luôn sẵn sàng vượt qua nhiều trở ngại hơn những gì chúng ta nhìn thấy được.

Quan điểm ở đây không phải học giỏi thì chẳng làm được gì cho đời, mà là học kém vẫn có thể thành công như thường, nếu có đủ đam mê và kiên trì. Điểm số trên trang đào tạo và cuộc sống thực rất khác nhau, phải luôn ghi nhớ điều đó.

Nếu bạn chỉ tốt nghiệp cấp 3, bỏ ngang đại học hoặc thành tích yếu kém, cũng đừng vội thất vọng. Cuộc sống đầy những thăng trầm, chỉ khi rời khỏi lớp học, bạn mới thực sự học được nhiều điều.

Không ngừng học hỏi, không bao giờ bỏ cuộc và hãy học cách tự tin vào bản thân thì chẳng cần đến tấm bằng đại học, bạn vẫn có thể thành công như nhiều người khác.

Cùng chuyên mục
XEM