Những thử thách lớn nhất của ngành logistics Việt

30/11/2022 16:44 PM | Quản trị

Theo một thống kê năm 2021, chi phí trung bình của ngành logistics của Việt Nam cao gần gấp đôi thế giới. Có 3 nguyên do chính tạo nên thực trạng này: đầu tiên là cơ sở hạ tầng chung của ngành logistics Việt Nam vẫn còn yếu kém, tốc độ phát triển công nghệ chậm và nhân sự chất lượng cho ngành logistics vẫn còn khá mỏng.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Ngành logistics Việt Nam đối mặt nhiều thách thức

Báo cáo về Chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility cho biết: chi phí logistics của Việt Nam còn cao, chiếm khoảng hơn 20% GDP. Trong khi đó, mức chi phí logistics trung bình trên thế giới, chỉ khoảng 11% GDP. Còn theo 1 theo tính toán của Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) năm 2021 cho thấy: chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 16,8% giá trị hàng hóa.

Cũng theo VLA, hiện nay, thị trường logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp. Trong đó, 89% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp 100% có vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn trong danh sách 50 công ty logistics lớn nhất thế giới như: Kuehne + Nagel, DHL Supply Chain & Global Forwarding, DSV, DB Schenker…

Trong năm 2021, khi Covid-19 tăng cao gây đứt gãy chuỗi cung ứng cả trong lẫn ngoài nước, khiến tình hình của ngành logistics Việt Nam hết sức căng thẳng. Không chỉ chi phí vận chuyển tăng cao hơn trước Covid-19 mà khả năng phục vụ khách hàng của các DN trong ngành rất thấp, thậm chí khi xuất hàng ra nước ngoài, các DN xuất khẩu phải đi tranh giành container với nhiều bên.

Thách thức lớn nhất của ngành logistics Việt Nam, theo nhiều chuyên gia, đến từ hạ tầng. Hiện cơ sở hạ tầng logistics của Việt Nam thiếu sự quy hoạch đồng bộ, còn phân tán, thiếu tính kết nối giữa các khâu từ vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu tới lưu trữ kho bãi và quản trị chuỗi cung ứng. Quy mô và phạm vi dịch vụ các trung tâm logistics còn hạn chế, chủ yếu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp hoặc trong phạm vi mang tính địa phương, chưa phát triển đến quy mô phục vụ 1 ngành hoặc 1 vùng kinh tế.

Những thử thách lớn nhất của ngành logistics Việt - Ảnh 1.

Nỗ lực để vừa giao nhận hiệu quả vừa bảo vệ môi trường của Lazada Logistics.

Cụ thể hơn: hiện nền tảng hệ thống kho bãi của Việt Nam đang có quy chuẩn chưa cao, còn khá nhiều doanh nghiệp logistics chưa cung ứng được sâu chuỗi các dịch vụ trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Thứ hai là năng lực số hóa hay hàm lượng công nghệ của các DN trong ngành logistics Việt Nam chưa cao. Trong khi đó, nhu cầu về hệ thống kho vận hiện đại kết hợp tự động hóa, đáp ứng sự phát triển của các nhà bán lẻ và ngành thương mại điện tử tại Việt Nam là rất lớn.

Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) : “ Logistics là một ngành hết sức trọng yếu và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian qua, ngành logistics còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…”.

Cuối cùng, nhân sự cho ngành logistics Việt Nam còn nhiều điểm yếu. Cùng với sự tăng trưởng của ngành logistics, nhu cầu về nhân lực trong ngành này cũng rất lớn. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, hiện tại, ở Việt Nam đã có hơn 60 trường đại học đã mở ngành hoặc chuyên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Theo đó, tới năm 2025, sẽ có hơn 30.000 lao động tới từ các trường đại học. Tuy nhiên, nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam được các doanh nghiệp - người sử dụng trực tiếp nguồn lao động này, đánh giá là còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Sự đóng góp của ngành TMĐT vào sự phát triển của ngành logistics Việt Nam

Những thử thách lớn nhất của ngành logistics Việt - Ảnh 2.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là vì ngành logistics Việt Nam phát triển từ xuất phát điểm thấp. Tuy nhiên, khoảng 5 năm trở lại đây, tốc độ phát triển của ngành này trong nước được ghi nhận rất cao và đang được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng trên thế giới.

Theo Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi do nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận hàng đầu Agility công bố năm 2022, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng trong top 50 quốc gia đứng đầu. Trong số các nước ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia và Malaysia, Thái Lan, vượt lên Philippines, Myanmar và Campuchia.

Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam ước tính sẽ phát triển với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 7% từ năm 2021 đến 2026.

Trong tất cả, ngành TMĐT đóng góp rất lớn trong tiến trình phát triển ấn tượng này, cả ở khía cạnh nhu cầu lẫn nhà cung cấp; ví dụ như trường hợp của Lazada Logistics. Sau gần một thập kỷ hình thành và phát triển cùng sự đầu tư dài hạn trong xây dựng cơ sở hạ tầng logistics, Lazada Logistics đang là một cái tên đáng gờm trên thị trường giao vận trong nước nói chung và trong khu vực nói riêng.

Đại diện Lazada cho biết, nền tảng này đã tiên phong đầu tư xây dựng hệ sinh thái logistics từ năm 2013 và là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào hệ thống chia chọn tự động.

Tiếp đó, năm 2020, Lazada Logistics cũng ra mắt dịch vụ giao vận đa kênh (multi-channel logistics). Dịch vụ này nhằm cung cấp cho thương hiệu và nhà bán hàng các giải pháp xử lý đơn hàng toàn diện, giúp họ có thêm sự chủ động trong việc kiểm soát lượng hàng tồn kho, đồng thời tháo gỡ những vấn đề hậu cần trong quá trình triển khai đơn hàng.

Những thử thách lớn nhất của ngành logistics Việt - Ảnh 3.

Năm nay cũng là “cột mốc lớn” trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng logistics của Lazada. Ngoài giải pháp giao hàng đa kênh như để nói ở trên, nhằm mở rộng dịch vụ giao vận tới các thương hiệu, nhà bán hàng kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội và các trang web ngoại sàn, từ đó phục vụ cộng đồng bán hàng trực tuyến tốt hơn.

Tháng 12/2022, Lazada cũng sẽ chính thức đưa vào hoạt động một Trung tâm phân loại hàng hóa tự động tại Bình Dương có dây chuyền tự động hóa hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với kinh phí đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Sau nhiều năm gầy dựng và phát triển, Lazada Logistics đang ở giai đoạn phát triển xanh – bền vững. Đây là xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới, tất nhiên là Lazada Logistics không thể đứng ngoài cuộc. Hiện tại, nền tảng này vẫn đang bền bỉ theo đuổi mảng giao nhận bằng xe máy điện để tiến tới mục tiêu giảm thiểu tác động lên môi trường.

Từ nỗ lực của Lazada Logistics nói riêng, có thể thấy các doanh nghiệp đang theo đuổi mảng logistics trong nước vẫn đang kiên trì đổi mới và sáng tạo với nhiều giải pháp, chiến lược nhằm thúc đẩy tiến trình của ngành giao nhận tại Việt Nam, cũng như giải quyết những khó khăn, thách thức mà ngành còn đang gặp phải.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM