Những tên tuổi bia, rượu tồn tại cả trăm năm tuổi của Việt Nam: nơi vẫn là biểu tượng thăng hoa, nơi từ ''huyền thoại'' chìm sâu trong thua lỗ

07/05/2022 15:10 PM | Kinh doanh

Tồn tại suốt hơn 1 thế kỷ, những tên tuổi bia, rượu hàng đầu Việt Nam vẫn trụ vững cho đến ngày nay bởi những câu chuyện đã đi cùng lịch sử hàng trăm năm của ngành đồ uống.

Với mỗi người Việt Nam, có lẽ hình ảnh Hà Nội có rượu Vodka, bia Hà Nội, bia Trúc Bạch, miền Trung ''đậm tình'' với Huda, hay Sài Gòn hoa lệ bên những cuộc vui luôn có rượu Bình Tây, bia Sài Gòn,...đã trở thành biểu tượng hằn sâu trong tâm thức.

Song cùng trải qua nhiều lần 'thay máu', sang tên, đổi chủ, mỗi một thương hiệu lại sở hữu một hướng đi riêng, một cung bậc riêng, có nơi vẫn thăng hoa như một niềm tự hào của người Việt, nhưng có nơi lại gây ra nhiều tiếc nuối vì từng một thời ''vang bóng'' nay lại chìm trong thua lỗ.

Những tên tuổi bia, rượu tồn tại cả trăm năm tuổi của Việt Nam: nơi vẫn là biểu tượng thăng hoa, nơi từ huyền thoại chìm sâu trong thua lỗ - Ảnh 1.

Sabeco - 147 năm tuổi

Sau 147 năm vận hành (từ năm 1875), theo Euromonitor năm 2019, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vẫn là thương hiệu bia nắm thị phần số 1 tại Việt Nam (39,6%) với 2 sản phẩm danh tiếng nhất là Bia Sài Gòn và Bia 333.

Những tên tuổi bia, rượu tồn tại cả trăm năm tuổi của Việt Nam: nơi vẫn là biểu tượng thăng hoa, nơi từ huyền thoại chìm sâu trong thua lỗ - Ảnh 2.

Năm 2015 Sabeco đã vươn lên vị trí thứ mười bảy trong các tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm các nhà sản xuất bai hàng đầu Đông Nam Á. Hiện Sabeco xuất khẩu đi 38 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2021, doanh thu của Sabeco đạt 26.374 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.929 tỷ đồng, hai chỉ số này lần lượt bằng 94% và 80% so với cùng kỳ năm 2020 - mức thấp nhất trong vòng 6 năm gần đây.

Tổng công ty hiện có 26 nhà máy sản xuất đặt tại tất cả các khu vực trọng điểm, với công suất đạt trên 1,8 tỷ lít bia/năm. Ngày 8/3/2022, Sabeco khánh thành dự án đầu tư nâng công suất Nhà máy Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi giai đoạn 2019 - 2021 với tổng vốn đầu tư khoảng 650 tỷ đồng.

Sabeco niêm yết trên HoSE ngày 6/12/2016 (MCK: SAB). Cuối năm 2017, Sabeco chính thức về tay Thai Beverage với tỷ lệ cổ phần ban đầu của bên mua là 53,59%. Vốn hóa của Sabeco hiện hơn 105.362 tỷ đồng.

Habeco - 132 năm tuổi

Sau Sabeco, Habeco hiện là nhà sản xuất bia nội địa lớn thứ 2. Tiền thân là Nhà máy bia Hommel thành lập năm 1890, từ ngày 16/6/2008, Habeco chính thức chuyển đổi mô hình tổ chức từ một Tổng Công ty Nhà nước sang Tổng Công ty Cổ phần.

Những tên tuổi bia, rượu tồn tại cả trăm năm tuổi của Việt Nam: nơi vẫn là biểu tượng thăng hoa, nơi từ huyền thoại chìm sâu trong thua lỗ - Ảnh 3.

Trong báo cáo trước đây của Chứng khoán FPTS, Habeco là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần tiêu thụ bia phía Bắc (chiếm 35% lượng tiêu thụ bia cả nước) với thương hiệu Bia Hà Nội và Bia hơi Hà Nội.

Kết quả kinh doanh của Habeco năm 2021 đều sụt giảm ở chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế với mức giảm lần lượt là 6,7% và 50% xuống còn 6.951 tỷ đồng và 324 tỷ đồng. Đây là mức LNST thấp nhất trong lịch sử niêm yết của Habeco.

Năm 2022, Habeco đặt mục tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính 6.605 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 221 tỷ đồng, lần lượt giảm 5% và 32% so với thực hiện năm 2021.

Halico - 124 năm tuổi

Dưới trướng của Habeco còn có CTCP Cồn rượu Hà Nội (Halico) vốn nổi tiếng với Vodka Hà Nội. Tiền thân của Halico là Nhà máy Rượu Hà Nội do Hãng rượu Fontaine (Pháp) xây dựng năm 1898. Năm 2011, Tập đoàn Diageo (Anh) đã chi gần 2.000 tỷ đồng để sở hữu 45,57% cổ phần Halico, Habeco sở hữu 54,29%.

Những tên tuổi bia, rượu tồn tại cả trăm năm tuổi của Việt Nam: nơi vẫn là biểu tượng thăng hoa, nơi từ huyền thoại chìm sâu trong thua lỗ - Ảnh 4.

Sau khi bắt tay với gã khổng lồ nước Anh, Halico liên tục thua lỗ nặng và chịu lép vế trước các đối thủ sinh sau đẻ muộn, thương hiệu rượu Vodka Hà Nội vang bóng một thời rơi vào tình cảnh ''đắp chiếu''. Halico lần đầu báo lỗ năm 2015 và tăng dần những năm sau đó.

Từ doanh thu 768 tỷ đồng năm 2011, doanh thu sau 10 năm "bi thảm'' ở mức 102 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2020 cũng chỉ hơn có 1%.

Cổ phiếu HNR của Halico niêm yết trên HNX từ 8/6/2018 với mức giá tham chiếu phiên đầu tiên là 31.900 đồng/cp, nhưng hiện chỉ còn 12.000 đồng/cp. Từ doanh nghiệp số 1 trong ngành được định giá 4.300 tỷ đồng rơi xuống còn 240 tỷ đồng cùng khoản lỗ gấp đôi con số đó, mã HNR đang hầu như không có thanh khoản.

Rượu Bình Tây - 122 năm tuổi

Công ty CP Rượu Bình Tây là một trong những nhà máy sản xuất cồn rượu lớn nhất nước Việt Nam. Công ty được xây dựng cách chợ Lớn 6km về phía Đông Nam vào năm 1900 và họat động chính thức vào năm 1902 dưới sự quản lý độc quyền của tập đòan Societw Francaise des Distillrries de Indochine ( SFDIC) Pháp.

Từ 09/5/2005 Công ty rượu Bình tây đã chính thức chuyển thành Công Ty Cổ Phần Rượu Bình Tây - trực thuộc Sabeco.

Những tên tuổi bia, rượu tồn tại cả trăm năm tuổi của Việt Nam: nơi vẫn là biểu tượng thăng hoa, nơi từ huyền thoại chìm sâu trong thua lỗ - Ảnh 5.

Hình ảnh nhà máy rượu Bình Tây bị máy bay Đồng Minh ném bom năm 1945

Năm 2005-2006 công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền thiết bị xay nghiền, nấu, lên men, chưng cất cồn hiện đại của tập đòan Technip (Pháp).

Nhà máy sản xuất cồn của công ty có công suất 4,5 triệu lít năm được đánh giá là dây chuyền hiện đại và sản phẩm cồn tạo ra có chất lượng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.

Larue 1909 - 113 năm tuổi

Bia Larue được sản xuất theo công nghệ Châu Âu, ra đời từ năm 1909, là sản phẩm của công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) - một liên doanh thành công giữa tập đoàn Heineken và Tổng công ty Thương Mại Sài Gòn (SATRA).

Những tên tuổi bia, rượu tồn tại cả trăm năm tuổi của Việt Nam: nơi vẫn là biểu tượng thăng hoa, nơi từ huyền thoại chìm sâu trong thua lỗ - Ảnh 6.

Trải qua nhiều thăng trầm, đến năm 1995, bia Larue trở thành một trong những nhãn hiệu chính của Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam (tên trước đây là công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam) với sự đầu tư về quy trình sản xuất hiện đại đạt chuẩn châu Âu và nguồn nguyên liệu kiểm định nghiêm ngặt.

Hiện nhà Máy Bia Heineken Việt Nam Đà Nẵng có công suất lên 150 triệu lít bia một năm với trang thiết bị hiện đại. Riêng dây chuyền đóng lon đạt tốc độ 90.000 lon mỗi giờ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại khu vực miền Trung.

Theo Nhuận Hoa

Cùng chuyên mục
XEM