Những sai lầm “chết người” của doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ

21/08/2017 15:39 PM | Kinh doanh

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh sách cấm của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) là một trong những sai lầm của doanh nghiệp Việt khiến uy tín mất và hàng bị trả về.

Theo số liệu thống kê, tính đến đầu tháng 7.2017, về các cảnh báo của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) đối với doanh nghiệp Việt Nam, có 32 lệnh cảnh báo với 530 trường hợp. Vậy những trường hợp sai phạm sẽ bị xử lí như thế nào?

Sau khi Luật Hiện đại hóa an toàn vệ sinh (FSMA) được thông qua, các tiêu chuẩn quy định về chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu qua Mỹ càng thêm chi tiết và chặt chẽ. Nhưng vì chủ quan, doanh nghiệp Việt đã không có sự chuẩn bị kĩ càng khiến một số trường hợp đáng tiếc xảy ra như hàng không được nhập vào Mỹ, bị trả về, nhận lệnh cảnh cáo, hoặc thậm chí bị cấm vĩnh viễn không được xuất khẩu vào Mỹ.

Đó chính là thách thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt , nhưng cũng mở ra một cơ hội mới trong xu thế hội nhập hiện nay.

BSA, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Doanh nghiệp Việt Nam, chỉ ra 4 sai lầm của doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang Mỹ.

Không có mã số kinh doanh hợp lệ của FDA

Hiện nay, có tới 679 cơ sở sản xuất tại Việt Nam đã bị hủy mã số kinh doanh do không tiến hành đăng ký lại hoặc có tiến hành đăng ký lại với FDA nhưng không đúng thủ tục hiện hành.

Theo quy định bộ Luật Hiện đại hóa An toàn Vệ sinh Thực Phẩm (FSMA), các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm và đồ uống vào thị trường Mỹ phải xin cấp lại Mã số kinh doanh hợp lí sau hai năm một lần vào các năm chẵn.

Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam lại không biết điều này và vẫn cứ xuất hàng vào Mỹ mặc dù mã số kinh doanh với FDA không còn hợp lệ. Đó chính là lí do vì sao hàng Việt khi qua Mỹ bị từ chối không cho giao hàng hoặc cập cảng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh sách cấm của FDA

Những tháng đầu năm 2016, khoảng 2.000 tấn gạo Việt Nam bị trả về vì lí do có chứa 8 hoạt chất bảo vệ thực phẩm vượt quá mức giới hạn cho phép. Trong khi đó, cả 8 hoạt chất này đều có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Theo Đạo luật của FDCA, bất kỳ chất nào được sử dụng trong sản xuất, chế tạo, đóng gói, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, hoặc lưu giữ thực phẩm, đều có thể được coi là phụ gia thực phẩm.

Ngoài ra thiếu nguyên liệu, buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu thô từ các nguồn khác cũng là chính nguyên nhân khiến chất lượng hàng Việt không đảm bảo. Ví dụ, trong 1.000 tấn lúa mà có 990 tấn tốt, còn lại 10 tấn không đảm bảo thì rủi ro vẫn cao và có nguy cơ bị trả về.

Không chỉ định đại lý ở Mỹ

Doanh nghiệp muốn nhập khẩu sang Mỹ bắt buộc phải có đại lý, là đơn vị đại diện liên lạc giữa FDA và doanh nghiệp Việt. Nên phân biệt kĩ đại lý không phải là nhà phân phối, nhập khẩu sản phẩm của doanh nghiệp. Đại lý sẽ thay mặt doanh nghiệp đăng kí cơ sở thực phẩm để doanh nghiệp có thể liên hệ ngay lập tức trong các trường hợp khẩn cấp.

Nếu doanh nghiệp không đăng ký và chỉ định đại lý ở Mỹ thì hàng hóa sẽ không được nhập vào, hoặc bị Cục hải quan giữ lại, và chính doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về toàn bộ chi phí cho việc lưu giữ, sắp xếp, vận chuyển hàng hóa,… Không những thế, doanh nghiệp còn phải nhận lệnh cảnh cáo, hoặc xấu nhất còn phải đối mặt với các khơi tố dân sự của Tòa án liên bang và cấm vĩnh viên không được xuất khẩu vào Mỹ.

Bỏ qua những thông tin về nhãn mác

Theo quy định mới của FDA, nhãn mác của các thực phẩm đóng gói phải phản ánh các thông tin khoa học, thể hiện mối liên kết giữa thành phần dinh dưỡng với sức khỏe của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng Mỹ cực kì quan tâm đến chế độ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt như khẩu phần ăn, khẩu phần dinh dưỡng và các bệnh mãn tính như bệnh béo phì, tim mạch nên thông tin khoa học của sản phẩm là vô cùng cần thiết.

Ngoài hàng, điều luật cũng quy định chi tiết về kích cỡ, thể loại cũng như là vị trí của các thông tin ghi trên nhãn hàng.

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM