Những người lợi hại thường làm gì cuối tuần? Bạn vượt qua thời gian rảnh rỗi như thế nào, địa vị của bạn như thế đó
So với việc buông thả bản thân hay vắt kiệt sức trong ngày cuối tuần, chúng ta còn rất nhiều cách để kiểm soát tốt thời gian và khiến nó không bị xáo trộn bởi những thói quen hằng ngày.
Có người nói rằng, vận mệnh của một người phụ thuộc rất nhiều vào khoảng thời gian từ 8 đến 10 giờ tối.
Cũng có người cho rằng, thời gian cuối tuần sẽ quyết định sự khác biệt khoảng cách giữa người với người.
Quả thật, thời gian cuối tuần chính là thời gian tốt nhất để một người học hỏi, gia tăng giá trị bản thân.
(01)
Những người lợi hại không bao giờ để ngày cuối tuần trôi qua vô ích.
Phỏng vấn rất nhiều người bạn thành công, và tôi nhận được kết quả khác biệt giữa cách mà họ hoạt động trong ngày cuối tuần với những người bình thường như sau:
Người thành công: Ngủ dậy – Chạy bộ buổi sáng – Học tập – Nghỉ ngơi – Dọn nhà cửa – Ra ngoài giao lưu...
Còn ngày cuối tuần của hầu hết những người bình thường là: Ngủ dậy – Chạy bộ – Ăn sáng – Nghỉ ngơi – Giải trí, vui chơi, lại giải trí...
Bởi vì hầu hết chúng ta đều thích dành ngày cuối tuần cho riêng mình, nên hầu như kế hoạch đặt ra dù có hoàn hảo đến đâu, có người vừa thực hiện được nửa chừng liền bỏ cuộc, và chạy lên giường cùng chiếc điện thoại "thân yêu" của họ.
Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do chúng ta luôn giữ thái độ "thư thả đến cùng". Đọc sách một lát khiến bạn mỏi mắt, ngẫm lại hôm nay là cuối tuần, bạn thiết nghĩ nên tự thưởng cho mình cái gì đó, vì vậy dự định lên mạng mua sắm vài món đồ mới, hoặc xem hai tập phim sẽ tắt. Nhưng sau hai giờ trôi qua, suy nghĩ cố gắng đã bị đánh bại và không thể quay lại nữa.
Nó giống như việc chúng ta đến nhà bạn mượn vở, nếu người bạn đó rủ bạn ngồi chơi một lát, hầu hết đều sẽ không chối từ. Nhưng "chơi một lúc thôi" mà bạn dự tính chẳng biết bao giờ lại biến thành chập tối mới về tới nhà.
Vì vậy, để tránh tình trạng này, trước khi muốn làm việc hay học tập, chúng ta cần suy nghĩ kĩ cả kế hoạch nghỉ ngơi thế nào cho hợp lý.
Đối với tôi, nghe ba bài hát, nhâm nhi tách trà, ăn vài miếng trái cây là đủ.
Chúng ta cần xác định rõ mức độ kỷ luật bản thân ngay khi chính mình có biểu hiện "ham chơi quá đà".
Giống như người bạn của tôi, anh ấy bận rộn khởi nghiệp và làm dịch vụ tư vấn, nhưng cứ đúng 9 giờ tối thứ bảy, anh ấy luôn rủ tôi lên mạng chơi cờ vua.
Mỗi lần chỉ đánh hai ván, dù thắng hay thua, anh ấy đều lí trí dừng lại. Bạn thấy cuộc sống của anh ấy thật gò bó, nhưng với bản thân "khổ chủ", thời gian ban đêm được anh ấy lên lịch rất thoải mái, và nó chẳng ảnh hưởng gì đến việc cố gắng cho sự nghiệp vào ban ngày của anh ấy cả.
(02)
Những người lợi hại, cuối tuần vẫn kiên trì dậy sớm
Mọi người có bao giờ trải nghiệm cảm giác này:
Bởi vì ngủ quá nhiều vào cuối tuần nên khiến cơ thể rất mệt mỏi.
Điều này thường do từ thứ Hai đến thứ Bảy, đa số mọi người đã có một khoảng thời gian tương đối cố định để đi vào giấc ngủ và thức dậy.
Nhưng cuối tuần, chúng ta lại "ngủ nướng", khiến thói quen bình thường bị phá vỡ. Thế nên nó mới khiến chúng ta cảm thấy uể oải, mệt mỏi về thể chất, và có cảm giác không tỉnh táo về tinh thần.
Do đó, để dậy đúng giờ, chúng ta vẫn nên đi ngủ đúng lúc như bình thường, đảm bảo ngủ đủ giấc. Cũng nên từ bỏ suy nghĩ: "Hôm nay tôi không cần đi làm, không cần đến lớp, ngủ thêm chút cũng không sao!"
Tại sao ư?
Bởi vì nếu bạn cứ nuông chiều bản thân như vậy, về lâu về dài, thói quen này sẽ ăn sâu vào tiềm thức khiến bộ não tự nhận định rằng, có việc làm mới cần thức dậy, không có việc gì thì cứ ngủ cho khỏe.
Những ai đã quen dậy sớm sẽ không bao giờ coi nó là một nhiệm vụ, bởi vì nó đã trở thành thói quen hằng ngày của họ.
Khi làm bất cứ điều gì như một nhiệm vụ, chúng ta sẽ mất đi niềm vui trong đó, và cuối cùng làm mất đi động lực để kiên trì tiếp.
Giống như khi chúng ta làm điều gì đó vì sự quan tâm và yêu thích, nó mang lại cho chúng ta hạnh phúc thuần khiết. Nhưng khi nó trở thành công việc của bạn và mang đến cho bạn áp lực về hiệu suất, về thời gian hoàn thành công việc mỗi ngày, bạn nhất định sẽ không thích nó, thậm chí còn muốn thoát khỏi nó.
Tất nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không được quyền ngủ bù vào ngày cuối tuần. Nhưng so với việc bỏ bữa sáng để ngủ bù, thì cần sáng suốt lựa chọn thời gian ngủ bù khoa học và hợp lý hơn.
So với việc buông thả bản thân hay vắt kiệt sức trong ngày cuối tuần, chúng ta còn rất nhiều cách để kiểm soát tốt thời gian và khiến nó không bị xáo trộn bởi những thói quen hằng ngày.
(03)
Những người lợi hại, hiểu rất rõ ý nghĩa của việc nghỉ ngơi
Ở nơi công sở, đa số những ai chịu được càng nhiều áp lực, càng nhiều căng thẳng, mà vẫn thể hiện được đầy đủ hình tượng mạnh mẽ cùng năng lực giải quyết công việc hiệu suất thì sẽ càng được đánh giá cao.
Chính điều này đã khiến nhiều người dù có mệt mỏi đến đâu cũng không dám dừng lại. Dù là cuối tuần, họ vẫn cố gắng đem tư liệu về nhà làm. Nhưng nếu bạn cứ khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đó là một cách làm việc hoàn toàn sai lầm.
Để cơ thể nghỉ ngơi không phải là điều gì sai trái. Nhiều người thường hiểu lầm nghỉ ngơi chính là chơi game hay tham gia những trò giải trí vô bổ mà người ta thường nói.
Thực tế thì không phải!
Nghỉ ngơi là cách chúng ta để dây thần kinh bớt căng thẳng, để nồng độ cortisol và hormone căng thẳng giảm xuống, để cơ thể lấy lại trạng thái bình thường.
Vậy làm thế nào để tận dụng tốt thời gian cuối tuần, khiến cơ thể thư giãn và tràn đầy năng lượng vào hôm sau?
Thứ nhất: Siêng ra ngoài
Đừng chỉ biết ở nhà, hãy cố gắng thoát ra môi trường quen thuộc, mang lại trải nghiệm mới cho bộ não. Bạn có thể tìm đến những thư viện trong thành phố; hay đến rạp chiếu phim, khu triển lãm nghệ thuật...
Thứ hai: Tìm thứ phù hợp sở thích
Tìm kiếm một lĩnh vực bạn yêu thích, sau đó đăng kí tham gia vào một câu lạc bộ, hay một nhóm nhỏ nào đó để giao lưu với những người cùng chí hướng.
Thông qua đó, bạn nhất định sẽ học được rất nhiều điều, cũng bị lây nhiễm thái độ sống tích cực hơn từ họ.
Thứ ba: Du lịch ngắn ngày
Đi đến những điểm du lịch lân cận để thiên nhiên mang đến cho bạn cảm giác hạnh phúc và không gian thoáng mát, thoải mái...