Những người không nên ăn củ sắn

17/03/2023 17:55 PM | Sống

Củ sắn (khoai mì) là loại củ nhiều người yêu thích, tuy nhiên cũng có những người không nên ăn củ sắn.

Củ sắn sẵn hàm lượng tinh bột khá cao và giá trị dinh dưỡng giống như khoai lang, khoai tây và khoai môn… Nó chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra trong sắn còn có kali và chất xơ. Vì thế đây là món ăn khá quen thuộc ở rất nhiều vùng quê và vùng miền núi. Tuy nhiên có những người không nên ăn củ sắn.

Những người không nên ăn củ sắn

Cũng theo Báo Khoa học đời sống, tuy có khá nhiều công dụng, nhưng sắn củ chủ yếu được dùng làm thức ăn chăn nuôi, do nó có chứa độc tố. Nếu như không biết chế biến hoặc ăn không đúng cách rất có thể dễ bị ngộ độc. Chất độc trong sắn là HCN.

Chất này có nhiều trong sắn cao sản. Loại sắn này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc là làm thức ăn cho gia súc, chứa nhiều độc tố, vị đắng, người ăn dễ bị ngộ độc.

Bà bầu không nên ăn củ sắn

HCN trong sắn giống như trong măng tươi, có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ độc. Do đó bà bầu nên hạn chế ăn sắn luộc, sắn hấp như một bữa phụ trong ngày.

Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn

Ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ nhỏ. Tai nạn này sẽ chiếm 10% trong số ngộ độc thức ăn, với tỷ lệ tử vong là 16,7%; cao nhất trong loại hình ngộ độc thức ăn.

Những người không nên ăn củ sắn - Ảnh 1.

Do sắn có chứa độc tố nên tuyệt đối không được cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn. Lý do là vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố.

Cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể sẽ tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây ra bệnh. Đặc biệt càng không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.

Cách ăn sắn an toàn

Để tránh ngộ độc, ta có thể loại bỏ độc tố từ củ sắn bằng cách:

- Bóc vỏ trước khi nấu, ngâm sắn trong nước một thời gian (1/2 đến 1 ngày) rồi mới nấu sắn tươi. Khi nấu mở nắp đậy để HCN bay hơi

- Khi luộc sắn nên thay nước 2-3 lần để giảm bớt độc tố.

- Sắn cắt lát và phơi khô cũng làm giảm chất độc trong sắn.

- Những loại củ sắn ngọt, phải chế biến ngay sau khi dỡ sắn, nếu không thì phải vùi củ xuống.

- Ăn sắn nên chấm với đường hay mật để giảm nguy cơ ngộ độc.

Trên đây là những người không nên ăn củ sắn. Hãy ăn sắn đúng cách để bảo vệ sức khỏe nhé.


Theo Vân Anh/VTC

Cùng chuyên mục
XEM