Những ngày nắng đẹp của ngành cá tra đang lùi dần

25/07/2022 10:36 AM | Kinh doanh

Giá cá tra chạm kỷ lúc giúp các ông lớn ngành đật kết quả tăng bằng lần, biên lợi nhuận cũng ở mức cao chưa từng có. Tuy nhiên, những tháng cuối năm được cho là khó khăn hơn với ngành cá tra khi thị trường Mỹ đang có dấu hiệu chững lại.

Cả ngành lãi bằng lần nhờ giá cá tra kỷ lục

Ngành cá tra trong nửa đầu năm 2022 tăng trưởng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,4 tỷ USD nhờ sức bật của các thị trường tiêu thụ truyền thống sau đại dịch COVID-19. Điển hình như thị trường Trung Quốc với mức tiêu thụ tăng tới 107% lên 427,6 triệu USD.

Ở thị trường Mỹ, xuất khẩu cá tra cũng ghi nhận mức tăng trưởng gấp đôi lên 356,4 triệu USD, chiếm 25% tỷ trọng, xếp sau Trung Quốc.

Căng thẳng Nga - Ukraine leo thang khiến hoạt động xuất khẩu cá tuyết - loài cá thịt trắng “đối thủ” cá tra Việt Nam bị cản trở.

Hoạt động xuất khẩu thuận lợi giúp kết quả kinh doanh của các ông lớn trong ngành tăng bằng lần sau một năm chật vật với dịch COVID-19.

Những ngày nắng đẹp của ngành cá tra dần tắt, “mây đen” đang kéo đến trước mắt Vĩnh Hoàn, Nam Việt - Ảnh 1.

Số liệu: VASEP. Đồ hoạ: H.Mĩ

Điển hình như “anh cả” của ngành là Vĩnh Hoàn khi quý II ghi nhận doanh thu thuần 4.226 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi sau thuế gấp tới 3 lần so với cùng kỳ.

Tính chung nửa đầu năm nay, công ty đạt doanh thu gần 7.500 tỷ đồng và lãi sau thuế trên 1.300 tỷ đồng tăng 81% và 241% so cùng kỳ năm ngoái.

Những ngày nắng đẹp của ngành cá tra dần tắt, “mây đen” đang kéo đến trước mắt Vĩnh Hoàn, Nam Việt - Ảnh 2.

Minh Khôi tổng hợp từ BCTC Vĩnh Hoàn

Với Nam Việt, lợi nhuận sau thuế của công ty trong quý II tăng tới 9 lần so với cùng kỳ lên 240 tỷ đồng, đưa kết quả chỉ số này trong 6 tháng đầu năm lên 447 tỷ đồng, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Những ngày nắng đẹp của ngành cá tra dần tắt, “mây đen” đang kéo đến trước mắt Vĩnh Hoàn, Nam Việt - Ảnh 3.

Minh Khôi tổng hợp từ BCTC Nam Việt

Trong năm nay năm nay, Nam Việt dự định quay trở lại thị trường Mỹ sau khi rời bỏ từ năm 2014 nhờ thuế chống bán phá giá bằng 0%. Hiện công ty đang hoàn thiện kênh phân phối và dự kiến đơn hàng đầu tiên sang Mỹ dự kiến xuất đi trong tháng 8.

Những ngày nắng đẹp của ngành cá tra dần tắt, “mây đen” đang kéo đến trước mắt Vĩnh Hoàn, Nam Việt - Ảnh 4.

Minh Khôi tổng hợp từ bản tin IR Nam Việt tháng 6

Xuất khẩu thuận lợi, nhờ vậy giá cá tra nguyên liệu trong nước lấy lại mốc kỷ lục 33.000 đồng/kg đã từng xác lập vào năm 2018. Dịch COVID-19 đối với một số cá tra có thể nói là “trong cái rủi, có cái may”.

“Rủi” là khi thời điểm đỉnh dịch quý III và IV/2021, các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, nhà máy thực hiện “3 tại chỗ” khiến hoạt động thu mua cá bị đình trệ. Hậu quả là giá cá tra giảm thê thảm, có nơi cá bị vượt quá size tiêu chuẩn (0,8 - 1,3 kg/con). Bên cạnh đó, hoạt động thả giống để phục vụ cho năm 2022 bị trễ khiến nguồn cung bị thiếu hụt.

Nhưng đây cũng là điểm “may” đối với những doanh nghiệp xuất khẩu. Cũng chính vì thiếu hàng trong khi nhu cầu tại các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Mỹ, khối CPTPP, EU,…phục hồi mạnh sau đại dịch đã đẩy giá kim ngạch xuất khẩu tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt, họ đã tranh thủ gom lượng hàng giá rẻ về tích trữ.

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra hồi tháng 4, Ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia (IDI), cho biết với lợi thế 3 kho lạnh quy mô lớn và nguồn lực tài chính dồi dào, IDI đã dự trữ được 24.000 tấn cá tra thành phẩm với mức giá nguyên liệu đầu vào khoảng 17.000 – 18.000 đồng/kg đáp ứng nhu cầu thị trường phục hồi sau dịch. Theo đó, từ sau Tết Nguyên đán đến nay giá cá từ 32.000 đồng/kg trở lên, mức chênh lệch đó đã đem lại cho IDI hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận.

Theo BCTC riêng quý II của IDI, lợi nhuận sau thuế của công ty trong nửa đầu năm nay tăng tới 18 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 390 tỷ đồng.

Còn với các công ty khác, việc giá cá tra tăng vọt giúp biên lợi nhuận tăng cao kỷ lục. Trong quý II, biên lợi nhuận gộp của Vĩnh Hoàn tăng 8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái lên 26%.

Thậm chí trường hợp của Nam Việt, biên lợi nhuận gộp tăng tới gần 12 điểm phần trăm so với cùng kỳ 34,7%, vượt xa Vĩnh Hoàn nhờ tự chủ 100% nguyên liệu.

Hiện Vĩnh Hoàn cũng đang hướng tới mục tiêu tự chủ khoảng 70% nguyên liệu bằng dự án mở rộng vùng nuôi thêm khoảng 100 - 150 ha, qua đó cải thiện biên lợi nhuận.

Nói về sức bật của ngành trong năm nay, bà Trượng Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn, người được mệnh danh là “nữ hoàng cá tra” nhận định: “Năm 2022 sẽ thật vi diệu. Năm ngoái thiếu nguồn cung và năm nay cũng thiếu. Điều này giúp toàn ngành có lời”.

Bắt đầu có dấu hiệu hụt hơi

Nếu nhìn tổng thể ngành cá tra trong 6 tháng đầu năm có thể dễ thấy những con số rất ẩn tượng khi nhiều chỉ số tăng gấp nhiều lần so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết hơn một chút có thể thấy ngành này đang có dấu hiệu “hụt hơi”, đặc biệt là trong tháng 6.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong tháng 6 đạt 220 triệu USD. Mặc dù con số này cao hơn 55% so với cùng kỳ nhưng lại thấp trong 4 tháng trở trở lại đây.

Những ngày nắng đẹp của ngành cá tra dần tắt, “mây đen” đang kéo đến trước mắt Vĩnh Hoàn, Nam Việt - Ảnh 5.

Minh Khôi tổng hợp từ Bộ Công Thương, VASEP

Nhìn sang kết quả của các doanh nghiệp, doanh thu từ mảng cá tra của Vĩnh Hoàn trong tháng 6 giảm tới 41% so với tháng 5 xuống 608 tỷ đồng. Tổng doanh thu xuất khẩu các mặt hàng giảm 30% xuống 1.063 tỷ đồng.

Những ngày nắng đẹp của ngành cá tra dần tắt, “mây đen” đang kéo đến trước mắt Vĩnh Hoàn, Nam Việt - Ảnh 6.

Minh Khôi tổng hợp từ bản tin IR Vĩnh Hoàn tháng 6

Hàng tồn kho tính đến ngày 30/6 là hơn 2.900 tỷ đồng, cao hơn 62% so với đầu kỳ (31/12/2021) và cao hơn 19% so với thời điểm cuối tháng 3. Khoản phải thu từ khách hàng tăng 44% lên 2.784 tỷ đồng so với cuối năm ngoái.

SSI Research cho rằng, dù giá bán bình quân dự kiến sẽ tăng trở lại, nhưng sẽ không đạt được mức cao nhất trong quý 2/2022 nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu yếu đi trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi dự kiến sẽ giảm đi do giá hàng hóa đã ở mức cao nhất. Do đó, SSI tin rằng tăng trưởng lợi nhuận của Vĩnh Hoàn đã đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm 2022.

Nam Việt cũng ghi nhận doanh thu trong tháng 6 thấp nhất trong quý II đạt 368 tỷ đồng và lỗ 2 tỷ đồng sau thuế.

Theo VASEP, trong 2 tháng trở lại đây, tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đã bắt đầu chậm lại.

Xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn sang Mỹ trong tháng 6 giảm sâu tới 59% so với tháng 5 còn 330 tỷ đồng.

Những ngày nắng đẹp của ngành cá tra dần tắt, “mây đen” đang kéo đến trước mắt Vĩnh Hoàn, Nam Việt - Ảnh 7.

Minh Khôi tổng hợp từ bản tin IR Vĩnh Hoàn tháng 6

“Có thể trong quý tới, xuất khẩu cá tra sang Mỹ sẽ tăng trưởng thấp hơn so với các quý trước”, VASEP nhận định.

Các nhà nhập khẩu nhận định tình hình tiêu thụ thủy sản nói chung, trong đó có cá tra tại Mỹ có dấu hiệu chững. Lạm phát của Mỹ đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua. Các nhu yếu phẩm ngày càng đắt đỏ.

Tháng 6/2022, giá thực phẩm tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng trung bình năm lớn nhất kể từ năm 1981. Theo dữ liệu mới từ IRI và 210 Analytics, giá cá tra tại Mỹ cũng tăng khoảng 22%.

Tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị tiện ích, doanh số bán thủy sản đông lạnh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm phát gia tăng, nhưng không nghiêm trọng bằng doanh số bán hàng tươi sống. Kho hàng thủy sản nhập khẩu Mỹ vẫn còn đầy.

Ngoài ra, việc giá cá tra liên tục tăng thời gian qua đã kích thích người dân tăng thả giống, điều này tiềm ẩn rủi ro dư cung và giá có thể lao dốc giống như những gì đã xảy ra trong giai đoạn 2019 - 2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An từng lên tiếng cảnh báo người dân không nên tùy tiện mở rộng quy mô, diện tích ao nuôi để tránh xảy ra tình trạng mất cân đối cung – cầu, dư thừa sản phẩm và tiêu thụ khó khăn như trước đây.

Mặc dù vậy, tín hiệu từ Trung Quốc - thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam đang trở nên tích cực hơn khi mới đây nước này quyết định xoá xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi.

Điều này được dự báo giúp hoạt động xuất khẩu cá tra đông lạnh sang Trung Quốc càng tăng trưởng hơn trong những tháng cuối năm.

Bên cạnh đó, một thị trường mới nổi không thể bỏ qua là Mexico cũng được dự báo khả quan. Đây là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất trong khối CPTPP với giá trị trong 6 tháng đầu năm đạt 62,4 triệu USD, tăng 68,5% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của VASEP.

Với kết quả này, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mexico đã vượt qua Thái Lan và Brazil (vốn được đánh giá là hai thị trường tiềm năng hơn hơn).

Biến động giá cả trên toàn cầu do tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine đã và đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Mexico. Nền kinh tế nước này vẫn trì trệ và chưa hồi phục về mức trước đại dịch.

Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho cá tra Việt Nam vì nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thủy sản với giá cả phù hợp, dinh dưỡng lành mạnh của Mexico đang ngày càng tăng.

Minh Khôi

Từ khóa:  vhc , anv
Cùng chuyên mục
XEM