Những điều startup phải biết về quản lý ngân sách để tiền không “bay qua cửa sổ” một cách vô ích

30/03/2019 08:46 AM | Kinh doanh

Lời khuyên của những chuyên gia về những việc Nên và Không Nên khi quản lý dòng tiền khi khởi nghiệp

Nhiều công ty khởi nghiệp “háo hức” đầu tư vào bất cứ thứ gì mà họ tin rằng sẽ đẩy nhanh quá trình vận hành. Các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm hiểu rằng việc sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền, nội dung và sản phẩm - tất cả phải là tài sản giữ giá trị, thay vì hao hụt theo thời gian.

Vậy nên, bạn cần có một kế hoạch đầu tư kĩ lưỡng cho chúng. Điều đó có nghĩa là mọi điểm chi tiêu trong suốt quá trình phát triển công ty phải được lên kế hoạch chi tiết, để phù hợp với ngân sách hiện có và tránh rủi ro. Vấn đề ở chỗ, trừ khi bạn chi hàng ngàn đô la cho một chuyên gia biết chính xác số tiền nên được giải ngân cho những thứ như bằng sáng chế, tiếp thị, nghiên cứu và thiết kế, nếu không, bạn sẽ không đủ khả năng để phán đoán và phân tích. Bài viết này sẽ giúp bạn làm điều đó.

Thu thập và chi tiêu: Tại sao? Điều gì? Khi nào?

Điều đầu tiên bạn cần phân biệt rõ ràng giữa tài sản cá nhân và trách nhiệm pháp lý, để biết khi nào cần thu thập, khi nào cần chi tiêu, và khi chi tiêu thì số tiền bỏ ra là bao nhiêu. Hãy nhớ rằng điều khác biệt cơ bản là tài sản sẽ luôn tăng thêm giá trị, còn những khoản nợ đa phần sẽ “ăn” vào vốn liếng và hoàn lại những giá trị đã mất.

Tầm quan trọng của nghiên cứu và thiết kế

Các công ty khởi nghiệp thường đầu tư cho các nghiên cứu và thiết kế, đặc biệt là những design tiên tiến và “hợp thời” nhất. Hãy nhớ rằng, danh mục sản phẩm của các Startups thường ít giá trị trên thị trường. Khi xây dựng một Startup, hãy so sánh bản thân với các thương hiệu lớn hơn với mức cạnh tranh cao hơn. Nếu bạn muốn cạnh tranh với Apple, bạn cần phải chi một khoản khá lớn cho các nghiên cứu và design độc đáo. Apple chi ra từ 20-25% tổng ngân sách để đầu tư cho khoản mục này, và có cả một bộ phận chuyên nghiên cứu phát triển tài sản cho công ty.

Tài sản dựa trên nội dung

Cách các Startups quản lý ngân sách để tiền không “bay qua cửa sổ” một cách vô ích - Ảnh 1.

Những nghiên cứu giúp tăng giá trị sản phẩm được coi là một loại tài sản. Ví dụ như Herman Miller đã nghiên cứu về công thái học để phát hiện ra mức độ thoải mái nhất của ghế văn phòng, từ đó giúp khách hàng có thể đưa ra những ý tưởng mới khi sử dụng. Điều này sẽ giúp họ tăng doanh thu cho những sản phẩm hiện có.

Công nghệ độc quyền

Bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào cũng đều mang lại giá trị cực kì lớn, vì nó sẽ tồn tại ít nhất 17-20 năm. Vậy nên, càng tập trung đưa nhiều nghiên cứu design vào công nghệ và quy trình vận hành, bạn sẽ càng mang lại giá trị cho công ty.

Sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế

Bạn nên chi tiền cho phát triển sản phẩm và trì hoãn chi phí cho bằng sáng chế, cho đến khi sản phẩm mới được ra mắt và công ty bắt đầu có doanh thu. Đừng phấn khích bởi một mảnh giấy có con dấu và tiêu tiền một cách không cần thiết. Thực hiện nó trong một kế hoạch hoặc dòng thời gian thích hợp và kiên nhẫn, bởi bằng sáng chế sẽ không được coi là tài sản nếu không có chứng minh bán hàng.

Quy tắc hai phần trăm

Bạn không nên chi nhiều hơn hai phần trăm số tiền đang có cho sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế và thương hiệu. Nếu bạn cần thực hiện nghiên cứu, design sản phẩm và thuê nhân viên thiết kế, đừng để tổng số tiền bỏ ra quá 5% ngân sách. Ngân sách cần thiết để một công ty khởi nghiệp thực sự có được thị trường rơi vào khoảng 80.000 - 100.000 đô la.

Doanh thu đi đôi với ngân sách

Khi doanh số của bạn tăng, bạn cũng muốn ngân sách của công ty tăng lên, để chắc chắn rằng bạn đang đi trước chu kỳ thị trường và sản phẩm, rằng bạn hiểu thị trường và người tiêu dùng. Hãy suy nghĩ về ngân sách để thực hiện quá trình nghiên cứu và design; và tìm hiểu thời gian thích hợp để đạt được dòng tiền. Đảo ngược ngân sách để chắc chắn không có lỗ hổng tài chính nào bạn bỏ qua. Nếu tiêu tốn hơn hai mươi phần trăm tổng ngân sách cho nghiên cứu, thiết kế, bằng sáng chế và hồ sơ, mà không đạt được tăng trưởng trong doanh thu bán hàng, bạn có thể sẽ cạn kiệt dòng tiền.

Anh Do

Cùng chuyên mục
XEM