Nhờ đâu dư nợ cho vay nhiều ngân hàng tăng mạnh trong quý 4/2023?

25/01/2024 08:51 AM | Kinh doanh

Theo giới phân tích, tăng trưởng tín dụng bứt tốc mạnh vào cuối năm 2023 có sự đóng góp quan trọng từ các giải pháp tháo gỡ khó khăn và kích cầu tín dụng của Chính phủ, NHNN cũng như của chính các ngân hàng.

Nhờ đâu dư nợ cho vay nhiều ngân hàng tăng mạnh trong quý 4/2023? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối tháng 12/2023 đạt 13,71%, tương ứng quy mô dự nợ tăng thêm trong năm 2023 đạt hơn 1,634 triệu tỷ đồng. Mức tăng trưởng trên thấp hơn không đáng kể so với các năm trước và gần đạt mục tiêu NHNN đề ra hồi đầu năm. Trước đó, số liệu của NHNN cho thấy tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 6,96% vào cuối tháng 9.

Như vậy, trong quý 4, tín dụng đã tăng thêm 6,75%, tương đương quy mô gần 805.000 tỷ đồng, chiếm gần một nửa mức tăng của cả năm 2023. Đây là mức tăng trưởng tín dụng quý 4 cao nhất trong nhiều năm trở lại đây và là mức cao nhất lịch sử nếu xét về quy mô.

Số liệu từ báo cáo tài chính quý 4 của các ngân hàng cũng cho thấy nhiều ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng rất cao trong 3 tháng cuối năm 2023.

Đơn cử như Vietcombank, tăng trưởng cho vay tại thời điểm cuối quý 3/2023 chỉ mới đạt 3,9%, nhưng số liệu công bố mới đây cho thấy dư nợ tín dụng của Vietcombank đến cuối năm 2023 đã tăng 10,6% so với đầu năm.

Hay như BIDV. 9 tháng đầu năm 2023 dư nợ cho vay mới tăng 8,6%, nhưng kết thúc năm tín dụng ghi nhận mức tăng gần 16,7%. Tại VietinBank, hai con số này lần lượt là 8,7% và 15%. 

Bên khối các ngân hàng tư nhân, MB ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2023 của ngân hàng mẹ lên tới 28,8%, cao hơn nhiều mức tăng khoảng 14% hồi tháng 9. Tương tự, tăng trưởng dư nợ cho vay của Techcombank năm 2023 cũng đạt gần 23,3%, gấp gần 2 lần mức tăng 13,1% hồi cuối tháng 9.

Đặc biệt, báo cáo tài chính mới được TPBank công bố cho thấy dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng này đã tăng hơn 27,5% trong năm 2023, vượt xa so với tăng trưởng bình quân toàn ngành và cao hơn nhiều mức tăng trưởng 11,8% ghi nhận vào cuối tháng 9 .

Theo ban lãnh đạo TPBank, dự nợ cho vay tăng mạnh đến từ những đột phá trong phương thức cho vay, ứng dụng công nghệ hỗ trợ khách hàng trên mọi phân khúc. Các gói vay đa dạng của TPBank được thị trường đón nhận thông qua các kênh liên kết, mang lại cho khách hàng trải nghiệm vay thông suốt và tiện lợi. Tính năng cho vay qua LiveBank đã nâng cao sự linh hoạt và tiện ích, giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. TPBank cũng rất sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khan khi liên tục cập nhật chính sách lãi suất ưu đãi, thực hiện các biện pháp giảm lãi, giảm phí hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân với quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng.

Theo giới phân tích, bên cạnh yếu tố mùa vụ, tăng trưởng tín dụng bứt tốc mạnh vào cuối năm 2023 có sự đóng góp quan trọng từ các giải pháp tháo gỡ khó khăn và kích cầu tín dụng của Chính phủ, NHNN cũng như của chính các ngân hàng.

Đánh giá về nhân tố dẫn khiến tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong tháng 12 cũng như quý IV vừa qua, VDSC cho rằng nguyên nhân đến từ nỗ lực của các ngân hàng và sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, các ngân hàng cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong quý cuối cùng để tối đa hóa hạn mức được cấp (room) trong năm 2023, tạo cơ sở thuận lợi cho room tín dụng năm 2024. Trong khi, NHNN đã linh hoạt điều tiết trong việc phân bố lại room tín dụng, cho phép các ngân hàng chủ động điều chỉnh tăng dư nợ cho vay nếu tăng trưởng tính đến ngày 29/11 đã đạt ít nhất 80% tổng mức tăng trưởng tín dụng được cấp cho cả năm 2023.

Trước đó, lãnh đạo NHNN cũng đánh giá con số tăng trưởng 13,71% trong năm 2023 là rất tích cực và là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và cả ngành ngân hàng trong cả năm vừa qua, đặc biệt là giai đoạn cuối năm.

Cụ thể, nhiều giải pháp, chính sách, chương trình tín dụng đã được NHNN triển khai đồng bộ, quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong đó, đặc biệt là tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cho vay, đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt hồ sơ vay, đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên toàn quốc; gia tăng các chương trình, sản phẩm tín dụng đặc thù, ưu đãi..., tạo điều kiện thuận lợi hơn để người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Đồng thời, nhiều chương trình tín dụng được triển khai nhằm thực hiện tốt chính sách xã hội, góp phần thực hiện thành công 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, dẫn đầu chuyển đổi số với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, TPBank đã và đang lan tỏa tinh thần “Dám tiên phong, bừng bứt phá”. Năm 2023, trước những khó khăn thị trường, TPBank vẫn tăng trưởng thần tốc, đi đầu về đổi mới, sáng tạo sản phẩm đột phá, cách mạng hóa quy trình, nâng tầm trải nghiệm người dùng và lọt top những BXH hàng đầu.

Với sự nỗ lực “tiên phong, bứt phá”, tương đồng với thông điệp DÁM ĐAM MÊ - DÁM RỰC RỠ của WeChoice Awards trong năm 2023, TPBank là một trong những doanh nghiệp được đề cử tại hạng mục “Đơn vị vươn mình rực rỡ”.

Bình chọn cho TPBank - Ngân hàng dẫn đầu Kỷ nguyên số tại WeChoice Awards 2023 bằng cách truy cập: https://wechoice.vn/chi-tiet-de-cu/22/tpbank-211.htm



Kim Ngân

Từ khóa:  TPBank
Cùng chuyên mục
XEM