Nhìn vào đâu để biết các ngân hàng đang 'kiếm lời' ra sao?

18/01/2017 16:08 PM | Xã hội

Việc đánh giá về lợi nhuận và khả năng sinh lời của Ngân hàng là cần thiết, giúp đánh giá tình hình hoạt động cũng như những rủi ro mà ngân hàng và nhà đầu tư có thể gặp phải đặc biệt trong bối cảnh năm 2017 sẽ có làn sóng các ngân hàng niêm yết.

Theo báo cáo cách đây không lâu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương VCBS, trong vòng 1 năm kể từ ngày thông tư Thông tư 180/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành, các công ty đại chúng phải hoàn tất thủ tục đăng ký trên hệ thống Upcom. Theo đó, dự kiến số lượng các ngân hàng niêm yết sẽ được gia tăng đáng kể. Diễn biến thời gian gần đây cho thấy nhiều ngân hàng đã có động thái chuẩn bị lên sàn như: Techcombank, Tpbank, VIB, Kienlongbank, OCB.

Hai chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng sinh lợi với các ngân hàng gồm ROE/ROA và NIM. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam công bố thông tin về tổ chức đăng ký giao dịch hồi cuối tháng 12 năm 2016, hai chỉ số lợi nhuận của một số ngân hàng nổi bật tại Việt Nam được đưa ra phân tích.

Chỉ số ROE và ROA

Nhìn vào đâu để biết các ngân hàng đang kiếm lời ra sao? - Ảnh 1.

ROE và ROA là hai chỉ số tiêu biểu dùng để đánh giá lợi nhuận của ngân hàng. So sánh theo chỉ tiêu khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), BIDV là ngân hàng đứng đầu với tỷ lệ trên 16,97% và đứng thứ 2 về chỉ số sinh lời trên tài sản (ROA). Chính ngân hàng đưa ra báo cáo này là VIB cũng tự nhận là mình thuộc nhóm các ngân hàng có tỷ suất sinh lời nhỏ hơn 10%, ghi nhận 6,09%.

Đối với chỉ số ROA, tại thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay, chỉ số này chủ yếu nằm trong ngưỡng từ 0,5% đến 1%. BIDV có tỷ suất chỉ đứng sau MB với mức 1,18%. Với nhóm ngân hàng có chỉ số ROA từ 1% đến 2% cho thấy sự hiệu quả của ngân hàng tốt, lợi nhuận cao tuy nhiên cần lưu ý đến những mô hình bất thường trong hoạt động hoặc ngân hàng tham gia vào các nghiệp vụ cho lợi nhuận cao, đi kèm rủi ro cao.

Chỉ số NIM

Nhìn vào đâu để biết các ngân hàng đang kiếm lời ra sao? - Ảnh 2.

Chỉ số NIM là chỉ số đặc trưng đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. Thực tế là khi hoạt động chính của một ngân hàng thương mại là cho vay, sau sẽ phát sinh thêm một số hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh chứng khoán, công cụ phái sinh, dịch vụ bảo lãn, giao dịch ngoại hối… để tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tiền gửi và cho vay vẫn chiếm phần lớn doanh thu của các ngân hàng.

Chỉ số NIM = Thu nhập lãi thuần/ Tổng tài sản sinh lời bình quân

Lưu ý: Tổng tài sản sinh lời bình quân bao gồm tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng, các công cụ tài chính khác, cho vay khách hàng và chứng khoán đầu tư.

Khi xét chỉ số NIM, Một ngân hàng có khả năng phân bố tài sản vào các tài sản sinh lãi tốt nhất, cho thu nhập ròng lãi vay trong kỳ tốt nhất sẽ cho chỉ số NIM cao.

Đối với chỉ tiêu NIM, một ngân hàng có khả năng phân bố tài sản vào các tài sản sinh lãi tốt nhất, cho thu nhập lãi vay trong kỳ tốt nhất do hoạt động huy động và cho vay hiệu quả, phân bổ nguồn vốn hiệu quả sẽ có chỉ số NIM cao. Tùy thuộc vào chu kỳ tín dụng và các chính sách điều tiết của Ngân hàng nhà nước hoặc do chính sách cho vay của từng ngân hàng sẽ có các chỉ số NIM ở các thời kỳ khác nhau giữa các thời kỳ và giữa các ngân hàng.

Theo số liệu do VIB công bố, ngân hàng có chỉ số NIM cao nhất năm 2015 là MB với mức 4,11%. BIDV thuộc nhóm ngân hàng trung bình với mức 2,38%.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM