Nhìn lại M&A 2020: Tại sao KKR đổ tiền vào Vingroup, nhà đầu tư Thái đổ xô vào năng lượng tái tạo bất chấp Covid-19?

04/12/2020 20:16 PM | Kinh doanh

Tháng 6/2020, một nhóm nhà đầu tư do KKR đứng đầu, trong đó có Temasek đã hoàn tất giao dịch mua lại một khoản đầu tư tại Công ty Cổ phần Vinhomes với 650,7 triệu USD. Thương vụ này diễn ra một năm sau khi SK Group của Hàn Quốc đầu tư 1 tỷ USD vào Vingroup.

Hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn diễn ra mạnh mẽ trong năm 2020. 3 quý đầu năm có tới 37 thương vụ, tăng 1 thương vụ so với cùng kỳ năm 2019. Dù giảm 16% về giá trị (tương đương 3,2 tỷ USD) nhưng đây vẫn là mức giảm ít hơn nhiều so với giá trị M&A toàn cầu, giảm tới 28% trong giai đoạn này .

Nhìn lại M&A 2020: Tại sao KKR đổ tiền vào Vingroup, nhà đầu tư Thái đổ xô vào năng lượng tái tạo bất chấp Covid-19?  - Ảnh 1.

Hoạt động M&A tại Việt Nam theo giá trị và số thương vụ trong 3 quý đầu giai đoạn 2015-2020. Nguồn: White & Case

Theo dữ liệu từ White & Case, công ty tư vấn quốc tế có trụ sở New York, quý 3/2020 là giai đoạn M&A đặc biệt sôi động ở Việt Nam, với tổng giá trị là 1,6 tỷ USD - cao hơn gấp đôi so với 689 triệu USD vào quý 2. Số lượng giao dịch cũng tăng lên 14, tăng 2 giao dịch giao dịch so với cùng kỳ.

Đó là hệ quả của làn sóng M&A toàn cầu trong quý 3 - tăng 141% về giá trị và 9% về số thương vụ. Tuy nhiên, hoạt động M&A của Việt Nam nổi bật so với các nước láng giềng. Thái Lan - thường là thị trường M&A lớn hơn Việt Nam - chỉ ghi nhận 48 triệu USD giao dịch trong quý 2 và chỉ 438 triệu USD trong quý 3.

Hơn nữa, các thương vụ được công bố tại Việt Nam trong năm bao trùm mọi lĩnh vực kinh tế: từ bất động sản, dịch vụ tài chính, sản xuất đến dược phẩm, giải trí và công nghệ... Điều đó cho thấy kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bất chấp những "cơn gió ngược toàn cầu.

Vì sao Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài?

Tháng 6/2020, một nhóm nhà đầu tư do KKR đứng đầu, trong đó có Temasek đã hoàn tất giao dịch mua lại một khoản đầu tư tại Công ty Cổ phần Vinhomes với 650,7 triệu USD.

Thương vụ này diễn ra một năm sau khi SK Group của Hàn Quốc đầu tư 1 tỷ USD vào Vingroup. Thương vụ lớn thứ ba tại Việt Nam vào năm 2020 là Ngân hàng Aozora Nhật Bản đầu tư 138 triệu USD để mua lại 15% cổ phần của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) (đứng sau thương vụ Masan - Vingroup).

Các chuyên gia White & Case nhận định, có một số yếu tố khiến các doanh nghiệp Đông Á muốn mua lại cổ phần trong các công ty Việt Nam.

Một là thị trường nội địa của họ đang thu hẹp. Nhiều nền kinh tế phát triển ở Đông Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, đang già hóa nghiêm trọng. Tốc độ tăng dân số ở Hàn Quốc đang giảm dần, trong khi ở Nhật Bản, dân số đã giảm gần 1 triệu người trong vòng 5 năm qua. Ngược lại, dân số Việt Nam đã tăng hơn 4 triệu người so với cùng kỳ.

Tại các nền kinh tế Đông Á, lãi suất cũng thấp, khuyến khích các nhà cho vay tìm kiếm lợi nhuận cao hơn tại các thị trường như Việt Nam.

Nhìn lại M&A 2020: Tại sao KKR đổ tiền vào Vingroup, nhà đầu tư Thái đổ xô vào năng lượng tái tạo bất chấp Covid-19?  - Ảnh 2.

Ngoài ra, Việt Nam cũng liên tục thu hút các nhà đầu tư ASEAN vào thời điểm dòng chảy M&A nội khối chậm lại, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.

Quý 3/2020, Công ty năng lượng Banpu và Banpu Power (BPP) Thái Lan đã liên kết mua nhà máy Điện gió Mũi Dinh ở tỉnh Ninh Thuận trong một thỏa thuận trị giá 66 triệu USD. Mới đây, Gunkul Engineering Plc đã tiếp quản một nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam với chi phí 39,9 triệu USD. Các nhà đầu tư Thái Lan đặc biệt tích cực trong lĩnh vực này.

Nhiều chuyên gia kỳ vọng hoạt động M&A trong lĩnh vực năng lượng mặt trời sẽ bắt đầu thu hút được nhiều lợi nhuận. Việt Nam có nhiều dự án năng lượng mặt trời đang hoạt động; xếp hạng tín nhiệm của EVN tích cực; có nhiều ưu đãi với đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhu cầu điện tăng cao và biểu giá điện hấp dẫn.

Tiềm năng phát triển vẫn còn trong tương lai. Nền kinh tế Việt Nam đang chứng tỏ khả năng phục hồi khi đối mặt với đại dịch. Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang phát triển hơn, hiện đã chiếm 13% dân số và tỷ lệ này dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi vào năm 2026. Trong khi đó, dân số các thành phố lớn của Việt Nam đang tăng tới hơn 1 triệu người mỗi năm.

Việt Nam cũng được hưởng lợi từ ổn định chính trị và tư duy toàn cầu. Bằng chứng là Việt Nam tham gia rất nhiều FTA. Điều này sẽ khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Luật mới của Việt Nam về quan hệ đối tác công tư (PPP) cũng sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2021. Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình phát triển từ một nhà sản xuất hàng hóa giá rẻ sang các mặt hàng công nghệ cao.

Thái Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM