Nhiều hãng sản xuất hàng tiêu dùng lớn của thế giới chuẩn bị tăng giá bán hàng hóa

24/07/2021 08:08 AM | Kinh doanh

Trong quý 2/2021, Unilever PLC công bố đã tăng giá bán hàng hóa thêm 1,6% trên toàn cầu, và dự kiến sẽ phải tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.

Hãng sản xuất xà phòng Dove và mayonaise của Hellmann mới đây đã cảnh báo về khả năng giá cả nhiều loại mặt hàng sẽ đồng loạt tăng bởi chi phí đầu vào của các hãng hiện đã tăng đáng kể, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Unilever PLC vào ngày thứ Năm công bố chi phí nguyên liệu đầu vào, đóng gói và vận tải hàng hóa trong hoạt động sản xuất của hãng tăng đã tăng khá mạnh. Đại diện hãng đồng thời cảnh báo về khả năng lợi nhuận cả năm sẽ bị ảnh hưởng. Cổ phiếu Unilver PLC vì vậy giảm trên thị trường Mỹ.

Trong quý 2/2021, Unilever PLC công bố đã tăng giá bán hàng hóa thêm 1,6% trên toàn cầu, và dự kiến sẽ phải tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.

Theo các số liệu thống kê mới nhất, lạm phát tại Mỹ trong tháng gần nhất tăng mạnh nhất trong 13 năm khi mà quá trình phục hồi kinh tế tăng tốc sau đại dịch Covid-19, nhu cầu hàng hóa tiêu dùng tăng cao đẩy giá hàng loạt sản phẩm, từ ô tô cho đến quần áo hay chi phí ăn tại nhà hàng tăng. Nhiều hãng sản xuất thực phẩm đóng gói khác trong đó có bao gồm Procter & Gamble Co và General Mills cũng đã cảnh báo về các đợt tăng giá.

Theo CEO của Unilever, quy mô sản xuất lớn và dự trữ hàng tồn kho dồi dào của hãng sẽ giúp giảm thiểu tối đa mức tăng giá, tuy nhiên vẫn có một số loại chi phí tăng vượt khả năng kiểm soát của công ty. Giá cả một số loại nguyên liệu như dầu cọ, dầu thô dầu đậu tương đều tăng rất mạnh trong quý.

Trong năm ngoái, chi phí hàng hóa tăng cao, chi phí tiếp thị tăng và chi phí liên quan đến đại dịch cao đã làm giảm lợi nhuận của Unilever, công ty công bố lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay giảm nhẹ. Công ty cũng công bố kỳ vọng lợi nhuận năm nay giảm.

Ông nói thêm rằng công ty đã buộc phải tăng giá sản phẩm tại nhiều thị trường như Brazil hay Argentina tuy nhiên sẽ cần phải có thời gian mới đưa ra được quyết định tương tự tại châu Âu bởi các hợp đồng bán hàng ở đây được ký trong thời gian dài hơn.

Lợi nhuận ròng của Unilever trong 6 tháng đầu năm giảm 5% xuống còn 3,12 tỷ euro bởi tác động tiêu cực từ nhiều yếu tố trong đó có giá cả tăng và chi phí hàng hóa cao hơn.

Trong dự báo mới nhất với nội dung khác với quan điểm của các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia phố Wall, ngân hàng Deustche Bank cảnh báo rằng việc quá tập trung vào các gói kích cầu trong khi bỏ qua rủi ro lạm phát sẽ là sai lầm, mọi chuyện sẽ trở nên rõ ràng hơn trong năm 2023 và sau đó nữa. Deustche Bank coi lạm phát cao như ‘quả bom hẹn giờ".

Phân tích này như vậy nhắm tới Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và khung chính sách mới của cơ quan này, khung đó chấp nhận lạm phát cao để có thể có được quá trình kinh tế phục hồi đầy đủ và ổn định.

Ngân hàng Deustche Bank cho rằng Fed sẽ không có ý định thắt chặt chính sách cho đến khi kinh tế phục hồi đầy đủ. Ngân hàng cho rằng ý định của Fed về việc không thắt chặt chính sách cho đến khi lạm phát tăng quá cao và gây ra hậu quả tồi tệ.

"Hậu quả của việc trì hoãn chính sách sẽ là sự gián đoạn của hoạt động kinh tế và tài chính lớn hơn so với việc Fed cuối cùng sẽ hành động. Kết quả, sai lầm chính sách này có thể tạo ra suy thoái kinh tế và tạo ra nhiều căng thẳng tài chính trên thế giới, đặc biệt tại các thị trường mới nổi", chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng Deustche Bank – ông David Folkerts-Landau nhận định.

Theo cách tiếp cận với lạm phát của mình, Fed sẽ không nâng lãi suất hoặc thu hẹp chương trình mua tài sản cho đến khi có những diễn biến tích cực liên quan đến các mục tiêu của cơ quan này. Nhiều quan chức các ngân hàng trung ương khác cho biết họ chưa thực hiện được các mục tiêu trên.

Trung Mến

Cùng chuyên mục
XEM