Nhiễm độc thủy ngân: Tất tần tật từ triệu chứng, cơ chế cho đến điều trị
Nhiễm độc thủy ngân qua đường không khí là nguy hiểm nhất và phương pháp thải độc thông thường không có nhiều hiệu quả.
Ngộ độc thủy ngân hay Nhiễm độc thủy ngân là một dạng ngộ độc kim loại do tiếp xúc với thủy ngân. Các triệu chứng phụ thuộc vào loại thủy ngân, liều lượng, phương pháp và thời gian tiếp xúc. Những triệu chứng thường thấy của người nhiễm độc thủy ngân bao gồm yếu cơ, phối hợp kém, tê ở tay và chân, nổi mẩn da, lo lắng, gặp vấn đề về trí nhớ, nói khó khăn, khó nghe hoặc gặp khó khăn về thị giác.
Phơi nhiễm mức độ cao với thủy ngân dưới dạng Methyl qua thực phẩm, hay còn được gọi là bệnh Minamata, có thể dẫn đến bệnh da hồng (Acrodynia) tại trẻ em, trong đó da trở nên hồng và bong tróc. Các biến chứng lâu dài với người nhiễm thủy ngân bao gồm các bệnh lý về thận hoặc suy giảm trí thông minh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với thủy ngân liều thấp trong thời gian dài dưới dạng Methyl (thường ngấm trong các sinh vật hữu cơ) là không rõ ràng.
Thủy ngân có thể phát tán ra môi trường ở các dạng kim loại, trạng thái hơi, muối và hợp chất hữu cơ. Phần lớn nguyên nhân nhiễm độc thủy ngân là do ăn thực phẩm trong môi trường nhiễm độc hoặc do tiếp xúc với môi trường làm việc chứa thủy ngân.
Điều khá thú vị là đối với thủy sản nhiễm độc, những loài cá ăn thịt đứng càng cao trong chuỗi thức ăn sẽ nhiễm càng nhiều thủy ngân hơn những loài cấp thấp như rong biển. Hầu hết thủy sản các vùng nhiễm thủy ngân là do hoạt động khai thác vàng, khai khoáng hay nhà máy công nghiệp.
Hiện nay, các phương thức xét nghiệm máu, nước tiểu và tóc cho độ nhiễm thủy ngân đều khả thi nhưng kết quả không chỉ ra rõ ràng được lượng thủy ngân chính xác đang tồn trữ trong cơ thể.
Trong trường hợp bị ngộ độc cấp tính từ thủy ngân vô cơ dạng muối, các nghiên cứu cho thấy việc thải độc bằng Axit Dimercaptosuccinic (DMSA hay còn gọi là thuốc Succimer) hoặc Dimercaptopropan Dulfonat (DMPS) có tác dụng nhất định nếu được áp dụng điều trị trong vài giờ sau khi tiếp xúc.
Tuy nhiên, phương thức thải độc này không có nhiều hiệu quả cho những người đã tiếp xúc hoặc nhiễm độc thủy ngân lâu ngày.
Triệu chứng và cơ chế
Triệu chứng phổ biến của ngộ độc thủy ngân có thể kể đến các chứng bệnh thần kinh ngoại vi như dị ứng, mẩn ngứa, rát, đau, hoặc có cảm giác như bị côn trùng bò dưới da. Các triệu chứng khác bao gồm đổi màu da, màu đầu ngón tay, ngón chân đỏ, sưng hoặc bong tróc da. Ngoài ra, những triệu chứng mất khả năng cảm xúc như cáu kỉnh, nhút nhát thái quá, hồi hộp hay mất trí nhớ cũng có thể xuất hiện với người nhiễm độc thủy ngân.
Khi bị nhiễm độc, thủy ngân gây ức chế không thể đạo ngược một số enzym trong cơ thể, làm giảm Catecholamine khiến chúng ta bị ra mồ hôi nhiều, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt và tăng huyết áp.
Trẻ em bị ngộ độc thủy ngân có thể có má, mũi và môi đỏ hồng bất thường, rụng tóc, răng và móng, phát ban trong thời gian ngắn, yếu cơ và tăng độ nhạy cảm với ánh sáng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm rối loạn chức năng thận hoặc các triệu chứng dây thần kinh như mất khả năng cảm xúc, suy giảm trí nhớ hoặc mất ngủ.
Ngoài ra, người nhiễm độc thủy ngân lỏng dạng nặng sẽ có triệu chứng tróc vảy da.
Mặc dù vậy, để chẩn đoán chính xác người nhiễm độc thủy ngân là không dễ do còn phụ thuộc vào bản chất nguồn thủy ngân lây nhiễm là dạng gì, như muối hữu cơ hay dạng khí, lỏng, rắn. Tương tự, độc tính thủy ngân gây ra cho cơ thể người cũng phụ thuộc vào dạng thủy ngân phát tán và thời gian tiếp xúc.
Khoảng thời gian từ khi tiếp xúc thủy ngân dạng Methyl tới lúc xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc thường khá dài, bình quân khoảng 5 tháng. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhiễm nặng đã có triệu chứng trong khoảng vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc.
Thông thường, thủy ngân gây ức chế không thể đảo ngược một số enzym trong quá trình oxy hóa và chống oxy hóa của các mô não, dẫn đến rối loạn tế bào não và kéo theo nhiều hệ lụy. Với những phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy ngân đặc biệt nguy hiểm.
Ví dụ, phụ nữ mang thai nếu tiêu thụ thực phẩm chứa thủy ngân vượt liều lượng nhất định sẽ khiến đứa con bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Những trẻ nhỏ nhiễm thủy ngân qua đường thực phẩm sẽ chịu tổn thương về thần kinh.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mỗi liên quan nhất định giữa nhiễm độc thủy ngân và bệnh ung thư.
Điều trị
Đầu tiên, những người nhiễm độc thủy ngân phải xác định nguồn lây nhiễm để chẩn đoán cơ chế nhiễm độc, đồng thời loại bỏ nguồn lây nhiễm. Tiếp đó ngay sau khi bị lẫy nhiễm, người bệnh cần loại bỏ quần áo, rửa da da bằng xà phòng và nước, rửa mắt bằng dung dịch muối.
Thông thường, những bệnh nhân ngộ độc thủy ngân vô cơ cấp tính có thể được điều trị bằng DMSA, DMPS, D -penicillamine (DPCN) hoặc Dimercaprol (BAL). Trong đó chỉ có DMSA được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận sử dụng cho trẻ em để điều trị ngộ độc thủy ngân. Chúng thường đường dùng dưới dạng viên nén bằng đường miệng, ít tác dụng phụ và có hiệu quả vượt trội so với những loại thuốc khác.
Trẻ em có nguy cơ dị tật nếu nhiễm độc thủy ngân
Tuy nhiên, một số nghiên cứu không tìm thấy hiệu quả điều trị lâm sàng rõ ràng từ DMSA cho những trường hợp ngộ độc thủy ngân dưới dạng khí. Nói cách khác việc nhiễm độc thủy ngân qua đường không khí là nguy hiểm và khó chữa nhất.
Mặc dù vậy, người nhiễm độc thủy ngân cần rất cẩn trọng khi điều trị bởi họ có thể gặp nguy hiểm nếu làm sai cách hoặc uống thuốc bừa bãi. Một trường hợp thương tâm đã diễn ra vào năm 2005 khi một bé trai thiệt mạng do điều trị nhiễm độc thủy ngân sai cách, dẫn đến hạ nồng độ canxi trong máu.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng tìm thấy sự tương tác giữa Selenium với thủy ngân nhưng chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy Selenium có thể dùng để chống hoặc chữa nhiễm độc thủy ngân.
Tất nhiên cũng tương tự như một số trường hợp nhiễm độc khác, người ngộ độc thủy ngân có thể đào thải một phần hoặc toàn bộ thông qua các liệu pháp chữa trị hoặc qua quá trình đào thải tự nhiên của cơ thể. Dẫu vậy, thời gian đào thải tự nhiên thủy ngân ra khỏi cơ thể là rất lâu và khi đó chúng đã tổn thương nhất định đến các cơ quan.
Thủy ngân kim loại dưới dạng các hạt nhỏ thường nhiễm vào cơ thể người qua đường hô hấp, dễ dàng lọt qua các hàng rào tế bào và phế nang để oxy hóa thành thủy ngân vô cơ rồi đi đến thận và não. Thời gian bán hủy của loại thủy ngân này trong cơ thể người là 70 ngày.
Tuy nhiên những khám nghiệm tử thi cho ước tính khi thủy ngân đã lên não, cơ thể người phải mất đến 27,4 năm mới đào thải hết và khi đó đã quá muộn. Trong khi đó, thủy ngân có kim loại có thể phân bố đến mọi mô trong cơ thể chỉ trong vòng 30 tiếng nhờ đường máu và hô hấp.
Thủy ngân vô cơ có thể nhiễm qua đường hô hấp, da hoặc tiêu hóa nhưng chúng không thể xuyên qua các hàng rào tế bào để lên não mà tích lũy ở thận rồi bài tiết ra môi trường. Thời gian bán hủy của chúng là 2 tháng. Dẫu vậy, chúng cũng có thể làm suy thận và đường tiêu hóa do cản trở quá trình hoạt động của các cơ quan.
Cả 2 loại thủy ngân này đều có thể truyền đến thai nhi qua đường nhau thai hoặc sữa mẹ và là nguyên nhân chính gây nên những dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ do nhiễm độc thủy ngân.
Vụ cháy nhà máy Rạng Đông