Nhật đã từng bước bành trướng TPP như thế nào?

22/10/2018 09:27 AM | Xã hội

Người ta có thể nhìn thấy rõ điều này khi mà Thủ tướng Nhật vươn lên thay Mỹ lèo lái Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Các đối thủ đã đánh giá thấp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Chính trị gia các đảng đối lập của Nhật cho đến tận bây giờ vẫn không thể hiểu nổi vào năm 2012 ông Abe đã đứng dậy từ bê bối chính trị năm 2006 – 2007 như thế nào.

Và người ta cũng khó lòng lý giải nổi cuối cùng ông đã vượt qua hết bê bối này đến bê bối khác trong nhiệm kỳ thứ hai giờ đã kéo dài đến 6 năm và ông đã chiến thắng các đối thủ để tiếp tục đứng đầu nước Nhật thêm nhiều năm nữa.

Theo bài đăng mới đây trên báo Nikkei, người đánh giá Thủ tướng Nhật sai lầm nhất chính là Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người ta có thể nhìn thấy rõ điều này khi mà Thủ tướng Nhật vươn lên thay Mỹ lèo lái Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vào tháng 1/2017, ông Trump đã giết chết hiệp định thương mại lớn nhất lịch sử. Từ đó đến nay, ông không ngừng gây sức ép buộc các nước phải tham gia vào các vòng đàm phán thương mại song phương.

Thế nhưng Thủ tướng Abe đã phản ứng với một TPP gốc bị sụp đổ bằng cách xây dựng kế hoạch B, kế hoạch C và thậm chí kế hoạch D để có thể ứng phó với làn sóng bảo hộ dâng cao mà Tổng thống Trump đang là hiện thân.

Theo kế hoạch B, TPP sẽ được duy trì với 10 nước thành viên còn lại. TPP chắc chắn sẽ không thể tồn tại nếu không có sự tham gia của Nhật, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Ban đầu, khi Tổng thống Trump từ chối, Thủ tướng Nhật đã gọi TPP là vô nghĩa.

Thế nhưng sau rồi ông đã thay đổi quan điểm, ông quyết định rằng Abenomics, kế hoạch khôi phục kinh tế nội địa Nhật của ông cần phải được điều chỉnh. Việc tăng sức cạnh tranh chính là cái mà hệ thống công nghiệp nội địa Nhật cần đến. Trong tuần trước, Australia cùng với Nhật, Mexico và Singapore đã cùng phê chuẩn TPP.

Kế hoạch C: Nhật ký kết hiệp định thương mại tự do toàn diện với Liên minh châu Âu (EU), loại bỏ đi nhiều mức thuế từng khiến cho Nhật và 28 nước châu Âu thiệt hại đến 1,2 tỷ USD mỗi năm.

Và Thủ tướng Nhật đã thành công cả với kế hoạch D: mở rộng TPP để tái tạo ra khối 19 nghìn tỷ USD. Hàn Quốc, Indonesia và Philippines, Ấn Độ đều có thể trở thành những mục tiêu quan trọng. Trong nỗ lực này, Thủ tướng Abe giữ vai trò quan trọng, tiếp sức cho Abenomics và giúp cho vị thế của nước Nhật trở nên to lớn trên thế giới.

Tài năng của Thủ tướng Abe sẽ được thử nghiệm. Tổng thống Trump muốn ép ông Abe tham gia vào thỏa thuận thương mại song phương.

Thủ tướng Abe giờ đây có thể bắt đầu vận động Hàn Quốc và Indonesia gia nhập TPP. Cùng lúc đó, Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Indonesia thực ra cởi mở với vấn đề này hơn nhiều so với kỳ vọng của nhà đầu tư toàn cầu.

Việc Nhật đẩy mạnh phát triển TPP có thể làm tổn hại đến tình thân của Thủ tướng Abe và Tổng thống Trump. Thế nhưng cho đến nay, Thủ tướng Abe đã rất nhẫn nhịn mà cũng không được gì nhiều. Nếu bành trường được sức ảnh hưởng của TPP, chương trình kích thích kinh tế nội địa Abenomics sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn.

Theo Trung Mến

Cùng chuyên mục
XEM