Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long: Hãy từ bỏ ý định vào đại học và đi học nghề

11/05/2015 14:28 PM | Nhân vật

Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết sẽ tổ chức một chương trình xúc tiến nghề nghiệp và học việc để giúp người dân Singapore có thể nhanh chóng vào làm việc trong các công xưởng và từ bỏ tham vọng theo đuổi một chương trình học đại học toàn thời gian.

Nội dung nổi bật:

- Singapore luôn được biết đến là quốc gia có nền kinh tế phát triền và người dân có trình độ giáo dục cao bậc nhất trong khu vực.

- Tuy vậy, để tăng năng suất lao động của người dân, thủ tướng Lý Hiển Long mới đây đã kêu gọi tổ chức một chương trình xúc tiến nghề nghiệp và học việc để giúp người dân Singapore có thể nhanh chóng vào làm việc trong các công xưởng và từ bỏ tham vọng theo đuổi một chương trình học đại học toàn thời gian.


Chính phủ Singapore luôn tự hào là nền kinh tế tiên tiến bậc nhất tại châu Á và là một trong những quốc gia có trình độ giáo dục của người dân cao nhất trong châu lục. Tuy nhiên, niềm tự hào này đang dần trở thành vấn đề rắc rối.

Gần đây, chính sách thắt chặt về vấn đề xuất nhập cảnh và tốc độ phát triển chậm chạp của nền kinh tế đã khiến người dân Singapore tăng nhu cầu tìm kiếm việc trong các nhà máy, xưởng đóng tàu và công nghiệp dịch vụ. Đây hiển nhiên không phải là sự thật có thể dễ dàng chấp nhận với một đất nước vốn được công nhận có trình độ giáo dục cao bậc nhất thế giới. Singapore là quốc gia mà các nhà hoạch định chính sách bao gồm cả thủ tướng Lý Hiển Long có bằng đại học Cambridge và một loạt các thành viên khác trong chính phủ đều có bằng đại học từ các trường danh tiếng.

Chính vì vậy, trong thông điệp vào Ngày quốc tế lao động gửi đến toàn thể dân chúng đất nước vừa qua, thủ tướng Lý Hiển Long đã kêu gọi “một cách tiếp cận mới” để thúc đẩy tăng năng suất lao động và giúp tăng lương cơ bản. Cụ thể ông muốn tổ chức một chương trình xúc tiến nghề nghiệp và học việc để giúp người dân Singapore có thể nhanh chóng vào làm việc trong các công xưởngtừ bỏ tham vọng theo đuổi một chương trình học đại học toàn thời gian.

Ông nói: “Là một xã hội, chúng ta phải luôn ủng hộ, hỗ trợ và loại bỏ các thành kiến với nhau. Chúng ta không nên đánh giá con người thông qua những bằng cấp trên giấy mà phải bằng kỹ năng và sự đóng góp của họ”.

Thực tế quan điểm có phần lạ lẫm này của thủ tướng Lý Hiển Long không hề mới. Một vài năm trước, nguyên tổng thống Hàn Quốc là Lee Myung-bak đã đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ “quá tải số lượng người học đại học” và cân nhắc đến việc đóng cửa một vài chương trình học bậc cao.

Hàn Quốc và Singapore có thể là 2 quốc gia điển hình muốn chấm dứt số lượng lớn sinh viên trong hệ thống giáo dục cạnh tranh. Tuy nhiên, những lo ngại của thủ tướng Singapore còn phản ánh tình trạng khó khăn của nhiều chính phủ trong việc trang bị cho quốc gia của họ định nghĩa về “nền kinh tế bất định”.

Tại rất nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, các chính trị gia và nhà cải cách giáo dục vẫn đang tranh luận về việc có nên tập trung vào việc đào tạo khoa học và công nghệ để đảm bảo tính cạnh tranh của quốc gia mình trong kỷ nguyên công nghệ và toàn cầu hóa hay không? Những người theo chủ nghĩa hoài nghi thì cảnh báo rằng trong dài hạn, phương pháp học tập như vậy sẽ làm xói mòn khả năng của đất nước để theo kịp sự sáng tạo.

Dẫu vậy, không ai có thể phủ nhận việc năng suất lao động của người Singapore hiện vẫn cao bậc nhất tại châu Á. Trong khi đó, năng suất lao động xã hội năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế Việt Nam ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.515 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013. Tuy nhiên, mức này chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore; bằng 1/6 của Malaysia; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.

Chính vì thế, tư tưởng mới mẻ về việc muốn công dân từ bỏ ý định vào đại học và chuyển sang học nghề của thủ tướng Lý Hiển Long là một ý tưởng rất đáng để Việt Nam học hỏi.

>> Thủ tướng Singapore: 'Xây dựng quốc gia thông minh cần tinh thần khởi nghiệp dám dấn thân'

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM