Nuôi gà đẻ: Thu hơn 337 triệu đồng/tháng vẫn lỗ chỏng vó

07/07/2012 11:02 AM |

Mỗi ngày gia đình anh Nguyễn Văn Trịnh thu bình quân 7500 quả trứng. Với giá 1.500 đồng/quả, anh thu trên 11,25 triệu đồng/ngày, tương đương 337,5 triệu/tháng. Vậy tại sao làm ăn vẫn lỗ chỏng vó?

Anh Nguyễn Văn Trịnh ở thôn Lâm Xuyên, xã Phú Điền, huyện Nam Sách (Hải Dương) là gương điển hình làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Mô hình chăn nuôi của anh hiện là một trong hai mô hình được xã cấp giấy chứng nhận trang trại.

Biến bùn thành… trứng vàng

Gia đình anh Trịnh trước đây ở trong làng, quanh năm chỉ trông vào vài sào ruộng cấy lúa bấp bênh. Do không có nghề phụ, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Năm 1994, chính quyền có chủ trương cho dân đào ao, thả cá trên một số diện tích lúa bấp bênh. Gia đình anh Trịnh là một trong những hộ đầu tiên của xã ra khu chuyển đổi.

Với số vốn vỏn vẹn 15 triệu đồng đi vay từ những người thân, vợ chồng anh nhiều đêm mất ăn, mất ngủ suy tính. Cuối cùng, anh quyết định dùng số tiền này để mua 1 mẫu ruộng (10 sào Bắc Bộ) khu cấy lúa bấp bênh, thuê người đào 2 ao nuôi cá truyền thống và xây một dãy chuồng nuôi 50 con lợn nái Móng Cái. Với quyết tâm làm giàu cộng với tinh thần chịu khó học hỏi cách chăm sóc đàn lợn, cá và phòng trừ dịch bệnh, ngay năm đầu vợ chồng anh thu lãi 20 triệu đồng.

Công việc làm ăn ngày một nở rộng, năm 2000, anh Trịnh mạnh dạn vay vốn ngân hàng xây thêm một dãy chuồng lợn để nuôi lợn nái ngoại. Anh cất công lên tận Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương (Hà Nội) để chọn con giống tốt.

Năm 2006, thấy nhu cầu về trứng gà của người dân ngày càng cao, trong khi nguồn cung khan hiếm, anh Trịnh quyết định xây một dãy chuồng theo mô hình khép kín để nuôi gà đẻ trứng. Mỗi ngày, gia đình anh thu khoảng 7.500 quả trứng, cho doanh thu trên 11 triệu đồng/ngày.


Mỗi ngày, gia đình anh thu khoảng 7.500 quả trứng.

Để có giống gà tốt, anh Trịnh chọn mua con giống của các công ty Japfa, Con Cò, G.P. Trong quá trình nhập hàng, anh Trịnh đã được các công ty bán hàng hỗ trợ vẫn đề kỹ thuật. Hệ thống chuồng trại khép kín với hệ thống quạt thông hơi, làm mát, đảm bảo khô ráo về mùa hè, ấp áp về mùa đông được anh Trịnh nhập từ Công ty Cổ phần Chăn nuôi G.P (100% vốn Thái Lan).

Theo anh, việc nuôi gà theo mô hình này sẽ giảm nguy cơ dịch bệnh và thuận tiện cho việc điều hòa nhiệt độ, ánh sáng trong chuồng tạo điều kiện tốt nhất để vật nuôi sinh sản. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng cần tính đến vấn đề kinh phí. Thường thì dịch vụ hỗ trợ trọn gói sẽ đắt gấp đôi công tự làm. 

Người sót lại ở xã Phú Điền


Ông Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Điền: "Anh Trịnh là một trong số ít những người chăn nuôi còn sót lại của xã. Những hộ còn lại đang “sống dở chết dở” vì không bán được trứng thương phẩm".
Theo lời anh Trịnh, giá trứng gà hiện nay bị đẩy xuống mức thấp nhất 1.500 đồng/quả. Mỗi ngày gia đình anh thu bình quân 7.500 quả trứng. Như vậy, mỗi ngày gia đình anh thu trên 11,25 triệu đồng và 337,5 triệu/tháng. Ngoài chi phí tiền lương công nhân, tiền điện mất khoảng 50 triệu đồng/tháng chưa kể tiền chạy máy nổ (do tình trạng hay mất điện ở nông thôn), vấn đề đầu tư cho chuồng trại là tốn kém nhất.

Hầu như những hộ gia đình chọn kinh doanh gà đẻ theo mô hình khép kín thường vay lãi ngân hàng. Anh Trịnh cho biết, mô hình gia đình anh đầu tư cho cả chuồng và gà cũng ngót nghét 2 tỷ, trong khi lãi vay ngân hàng thực tế là 18,5%/tháng. Anh khẳng định, giá trứng gà phải giữ ở mức 1.800 – 2.000 người chăn nuôi mới có lãi.

Trong quá trình đi học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi ở nước ngoài, anh Trịnh được biết các nước đều có hiệp hội chăn nuôi bảo lãnh được giá. Anh kể một chuyên gia người Mỹ nói rằng, người chăn nuôi Việt Nam khổ nhất thế giới. Còn ở nước họ, họ thậm chí còn được cung cấp quy trình chăn nuôi, được bảo hiểm khi có dịch bệnh,…


Chi phí đầu tư chuồng trại mô hình khép kín với hệ thống quạt thông hơi, làm mát vào khoảng gần 2 tỷ đồng.

Anh Trịnh lo ngại: “Nghề chăn nuôi ở Việt Nam đang dần mai một. Giới chăn nuôi do một số công ty

Mới đây, Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết mỗi tháng ngành chăn nuôi cả nước thiệt hại tới 5.000 tỷ đồng do giá cả giảm sút không có đầu ra. Ông Đoàn Trọng Lý, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi chế biến và Xuất nhập khẩu (APROCIMEX) cho biết, trong khi hàng loạt ngành khác được ưu ái nhiều chính sách thì ngành chăn nuôi, nhất là người chăn nuôi đang bị bỏ rơi. 


(như C.P) cầm trịch, làm giá. Những người sốt sót trong ngành chăn nuôi như tôi còn rất hiếm. Những người hàng xóm của tôi đang dự tính đóng cửa, đi làm công ty”.

Anh Trịnh còn nói, mùa tai xanh chớm hè phải được tiêm từ trước đó. Nhưng nhiều khi xong mùa dịch, các cơ quan mới chuyển vắcxin về. Hoặc khi vật nuôi đang bị bệnh dịch, nếu tiêm vắcxin thì coi như con vật được nhận thêm một liều thuốc độc. 

Về vấn đề này, ông Lâm cho rằng đó là một bất cập. “Mình nhiều ban bệ quá, khi đến được người nông dân thì đã muộn mất rồi. Làm kinh tế không nhanh nhạy, không mang lại hiệu quả”, ông nói.

Hi vọng rằng, Chính phủ sẽ sớm chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương rà soát và thực hiện tái cơ cấu nợ đối với các hộ chăn nuôi, cho vay mới, duy trì, tái sản xuất để những người tâm huyết với nghề như anh Trịnh yên tâm tăng gia sản xuất và nhân rộng mô hình chăn nuôi ra diện rộng.

Tân Hoa

tanhoa

Cùng chuyên mục
XEM