Những thất bại đáng quên của Donald Trump

04/10/2015 11:18 AM |

Nếu chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump thất bại, nó sẽ không phải là phát súng không nổ đầu tiên của Donald.

Khi Donald Trump lọt vào danh sách ứng cử viên chính thức cho cương vị tổng thống Mỹ vào năm 2016, ông đã tuyên bố: “Tôi sử dụng tiền của tôi. Tôi không dùng người vận động hành lang. Tôi không cần người quyên góp”, Trump giải thích lý do ông tranh cử, trước khi thêm vào kiểu khoe khoang đặc trưng: “Tôi không quan tâm. Tôi rất giàu”.

Khi được hỏi tại sao ông tranh cử, Trump chỉ vào giác quan kinh doanh của ông và tuyên bố, “Chúng ta cần ai đó có thể hiểu thương hiệu Mỹ và biến nó trở nên vĩ đại lần nữa”.

Tuy nhiên trong nhiều năm qua, thương hiệu Trump đã góp mặt trong nhiều vụ thất bại “lừng danh”. Sau đây là vài thất bại khó lãng quên gắn liền với tên “Trump”.

Trump Shuttle

Năm 1989 hãng hàng không Eastern Air Shuttle được hồi sinh dưới tên Trump Shuttle, mỗi chiếc máy bay được sơn chữ “T” lớn ở đuôi để làm dấu hiệu nhận diện và – không hề đùa – trên đó có cả “những bệ xí bằng vàng”.

Mục đích là để tạo ra một dịch vụ bay sang trọng hạng nhất – họ còn liên kết với một công ty cho thuê laptop, vốn là món đồ hiện đại vào thời điểm đó – nhưng hoạt động đã làm tiêu tốn rất nhiều tiền chỉ trong vài tuần và công ty “chết hẳn” vào năm 1992.

Gameshow kiểu Trump

Câu khẩu hiệu gốc trò chơi Tỷ phú kiểu Trump được giới thiệu vào năm 1989 đậm dấu ấn Triết lý kiểu Trump: “Vấn đề không phải bạn thắng hay thua, nhưng bạn có thắng được không!”. Doanh số chìm nghỉm. Nhưng sau khi Trump trở thành hiện tượng văn hóa trong chương trình truyền hình thực tế “Thực tập sinh”, trò chơi trở lại thị trường với khẩu hiệu mới: “Bạn bị sa thải!”

Tạp chí Trump

“Thương hiệu Trump gợi lên sự thanh lịch và tạp chí TRUMP sẽ phản ảnh những đam mê của độc giả bằng việc chạm vào tấm thảm giàu văn hóa”, thông cáo báo chí giới thiệu Tạp chí Trump năm 2007, giải thích. Một năm rưỡi sau đó, cuốn tạp chí được xem là một “tạp chí phải đọc trong giới VIP và những người có ảnh hưởng”, đã ngừng xuất bản.

GoTrump.com

Được quảng bá là “công ty lớn nhất cho tới nay trong ngành du lịch trực tuyến trị giá 80 tỷ USD”, Donald Trump ra mắt công cụ tìm kiếm du lịch được cung cấp bởi Travelocity vào năm 2006. Trang web đưa ra “Lựa chọn của Trump” và “Thỏa thuận của Trump”, và nó được liên kết bằng sự ra mắt của “địa chỉ email đầu tiên” của Donald ( MrTrump@GoTrump.com ) vốn ông sẽ dùng để “cung cấp mẹo du lịch và cho lời khuyên”.

Trang web đóng cửa 1 năm sau đó.

Sòng bạc Trump

Sòng bạc Trump Plaza ở thành phố Atlantic, được xây dựng thập niên 1980 với chi phí 210 triệu USD, đã bị “bán tháo” ở mức 20 triệu USD vào năm 2013, không lâu trước khi vào nhiều sòng bạc ở khu vực ít được chút ý này cũng chung kết cục.

Trump nói rằng ông đã rút tiền phần lớn cố phần của ông trong Trump Plaza và Trump Taj Mahal gần đó từ lâu trước khi giá trị tài sản của thành phố Atlantic đổ sụp, nhưng đầu năm nay ông đã có thỏa thuận để giữ tên mình trên chúng.

Trump Mortgage

“Donald Trump đang trở lại việc kinh doanh thế chấp”, một thông cáo báo chí năm 2006 giải thích về công ty mới của ông, Trump Mortgage. Cho dù đó có nghĩa gì. Chưa tới 2 năm sau đó, Trump Mortgage đóng cửa.

Trump cũng nhanh chóng phủ nhận việc kinh doanh đó, nói rằng, “Kinh doanh thế chấp không phải là ngành kinh doanh tôi đặc biệt ưa thích hay muốn là một phần của nó trong một hướng đi lớn”.

Trump Steaks

AdAge miêu tả Trump Steaks, xuất hiện trang trang bìa tháng 6/2007 của danh mục Sharper Image, giống như “một trò nhái lại của ‘Đêm thứ 7 sống động’.

Trump Vodka

Donald Trump không giữ bí mật gì về việc ông không uống rượu. Tuy nhiên, một thập kỉ trước ông cho ra mắt Trump Vodka và hứa rằng nó sẽ là “một sản phẩm lớn trong thị trường vodka” bởi vì “nó là một sản phẩm xuất sắc và được đóng gói đẹp đẽ”, và “không có ai tiếp thị tốt hơn Donald Trump những mặt hàng cao cấp”.

Đây là một “sản phẩm lớn” đã biến mất khỏi thị trường vài năm trước.

Thu Phương

Cùng chuyên mục
XEM