Những ngôi sao thế giới kinh doanh thất bại thảm hại

20/11/2011 20:00 PM |

Ca sỹ Britney Spears, đạo diễn Steven Spielberg, siêu mẫu Claudia Schiffer, Ca sỹ Jenifer Lopez... rất nhiều người nổi tiếng từng đi tìm thành công trong kinh doanh. Nhưng nhiều người trong số đó đã thất bại.


Trong những năm gần đây, nhiều nhân vật nổi tiếng đã cố gắng mở rộng tên tuổi của mình bằng cách mạo hiểm dấn thân vào thế giới kinh doanh. Nam diễn viên và diễn viên hài Will Ferrell tìm thấy thành công to lớn với trang web của mình, FunnyorDie.com, trong khi Rapper Sean Combs (P Diddy) sở hữu nhiều doanh nghiệp, bao gồm cả một hãng thu âm, một dòng quần áo, một công ty sản xuất phim...

Mặc dù đã có nhiều người  nổi tiếng thành công trong giới kinh doanh, vẫn có rất nhiều ví dụ về các doanh nghiệp của người nổi tiếng đã phá sản.

Thực tế, một cái tên người nổi tiếng có thể giúp một doanh nghiệp nổi tiếng theo và có thêm một lượng người hâm mộ nhất định. Tuy nhiên, chỉ có tên tuổi của một người nổi tiếng gắn vào một doanh nghiệp thì sẽ không đảm bảo thành công, và đôi khi có thể gây hại nhiều hơn lợi.

Các doanh nghiệp nổi tiếng thất bại vì nhiều lý do, từ quản lý kinh doanh kém và thiếu kinh nghiệm. Nhiều người nổi tiếng có thể đã học được rằng thành công không bao giờ là dễ dàng trong thế giới kinh doanh.

CNBC đưa ra danh sách những doanh nghiệp của các ngôi sao đã thất bại.

Britney Spears: Hệ thống Nhà hàng Nyla

Được đặt tên theo hai địa điểm yêu thích của Britney, New York và Louisiana. Nyla mở cửa vào tháng 6/2002 tại khách sạn Dylan Manhattan. Các nhà hàng ban đầu phục vụ các món ăn với sự tinh tế vùng miền Nam và vùng Cajun, với các món ăn như sushi Nam và đậu bắp chiên, với mức giá khác nhau, từ 16-26USD một món ăn. Tuy nhiên, theo People.com, nhà hàng nhận được những đánh giá kém, và còn vi phạm một số về quy định sức khỏe, và cuối cùng trải quả qua các vấn đề tài chính. Chưa đầy 6 tháng sau khi mở cửa,  Britney Spears đã cắt đứt mọi liên hệ với Nyla.

Steven Spielberg: Hệ thống nhà hàng Nhà hàng Dive!

Được xem là sản phẩm trí tuệ của đạo diễn Steven Spielberg và Giám đốc điều hành Dreamworks Jeffrey Katzenberg, Dive! được thiết kế theo chủ đề tàu ngầm. Các thực khách của nhà hàng được ở trong không gian bao quanh bởi các sàn diễn thời trang, đồng hồ đo áp lực, và chỗ ngồi hình ngư lôi. Cứ nửa giờ, nhà hàng sẽ mô phỏng một cú "bổ nhào" và có đèn đỏ nhấp nháy xung quanh. Dive! mở cửa đầu tiên vào năm 1994 tại Los Angeles. Vào năm 1995, một nhà hàng thứ hai mở ra ở Las Vegas.

Thực đơn của nhà hàng tập trung vào món bánh sandwich "tàu ngầm" và các món ăn được đặt tên theo chủ đề có liên quan. Các nhà hàng trong hệ tháng Dive! cũng thu thêm lợi nhuận bằng cách bán đồ lưu niệm.

Bất chấp thành công ban đầu, nhà hàng vẫn gặp  khó khăn trong việc thu hút thực khách địa phương như những khách hàng thường xuyên. Doanh số của Dive! giảm so với dự đoán và tình hình kinh doanh trở nên trì trệ. Los Angeles Dive! đóng cửa vào năm 1999, và Las Vegas Dive! cũng sớm đóng cửa ngay sau đó.

Nicky Hilton: Hệ thống khách sạn Nicky-O

Là người thừa kế của dòng họ Hilton, tưởng như Nicky Hilton sẽ có sẵn tài kinh doanh khách sạn từ trong máu, nhưng những cố gắng tai hại của cô trong việc mở chuỗi khách sạn riêng mình đã cho mọi người một cái nhìn khác.

Theo kế hoạch, khách sạn đầu tiên của Hilton là một khách sạn sang trọng với 94 phòng trên biển Miami, và địa điểm thứ hai dự kiến ở Chicago. Ý tưởng của nhà thiết kế thời trang Roberto Cavalli cũng đã được đưa vào thiết kế dãy phòng khách sạn. Khách sạn đã được dự kiến sẽ mở cửa cho giải Super Bowl 2007 ở Miami và với quảng cáo một gói 1.000 USD/ đêm. Tuy nhiên, sau nhiều lần trì hoãn, khách sạn không bao giờ mở cửa. Nicky-O đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong năm 2007.

Natalie Portman: Dòng giày dép "thân thiện với động vật"

Natalie Portman là một người ủng hộ cho quyền lợi của động vật, và cô chỉ mặc quần áo và giày dép không làm từ các bộ phận của động vật. Đầu năm 2008, cô hợp tác với nhà thiết kế Te Casan để khởi động dòng "giày dép thân thiện với động vật", bao gồm các loại giày dép đã đượclàm mà không làm tổn hại đến động vật.

Tuy nhiên, khách hàng cho rằng giá 200 USD là hơi cao và ngay sau đó, trong tháng 12/2008, công ty mẹ, Te Casan, đóng cửa cửa hàng do doanh số bán hàng giảm.

Arnold Schwarzenegger: Chuỗi nhà hàng Planet Hollywood

Sau thành công của chuỗi nhà hàng Café Hard Rock, Giám đốc điều hành Robert Earl cho ra đời Planet Hollywood. Bên trong nhà hàng, thực khách có thể ăn trong không gian ghi lại các sự kiện đáng nhớ và đạo cụ từ các bộ phim khác nhau, cũng như các chương trình truyền hình. Arnold Schwarzenegger, Bruce Willis và Sylvester Stallone cũng nằm trong số các cổ đông là nhữn người nổi tiếng tham gia vào công việc kinh doanh của nhà hàng.

Sau này, do không thể để tìm được lợi nhuận, chuỗi nhà hàng đã hai lần đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 1999 và 2000.

Năm 2000, Schwarzenegger đã cắt đứt liên hệ của mình với Planet Hollywood. Ở đỉnh cao của sự thành công, chuỗi Planet Hollywood có hơn 80 địa điểm trên khắp thế giới, nhưng ngày nay chỉ còn16 nhà hàng trong số đó vẫn còn hoạt động, bao gồm cả các nhà hàng ở New York và Orlando, Florid

Chị em nhà cô Kim "siêu vòng ba": Dịch vụ thẻ tín dụng  "Kardashian Kard"

Năm 2008, cô Kim siêu vòng ba - Kim Kardashian và chị em của mình, Kourtney và Khloé, cho ra mắt dịch vụ thẻ tín dụng trả trước mang tên "Thẻ nhà Kardashian".

Tuy nhiên, sự phấn khích của 3 chị em dần suy yếu sau khi những người ủng hộ phàn nàn về lệ phí của thẻ rất cao. Ba chị em dừng hoạt động và tuyên bố rằng họ đã không biết trước rằng các loại phí thẻ tín dụng lại cao đến thế.

Chương trình "Saturday Night Live" của NBC đã nhanh chóng để chế giễu chị em nhà Kardashin về quyết định ngớ ngẩn của mình khi đầu tư vào một doanh nghiệp mà họ chẳng biết mô tê biết gì.

Diễn viên Heidi Montag: Dòng thời trang Heidiwood

Năm 2008, Heidi Montag đã tận dụng 15 phút trên chương trình truyền hình thực tế của MTV, "The Hills", để khởi động dòng thời trang của riêng mình, mang tên "Heidiwood". Nhãn thời trang của cô đã có mặt tại các cửa hàng Anchor Blue với giá từ 10 đến 60 USD, và tiếp thị tới các bé gái vị thành niên. Tuy nhiên, các loại quần áo rẻ tiền này đã bị các nhà phê bình mô tả là mỏng manh, siêu mỏng và "không thể mặc nổi".

Chỉ 7 tháng sau khi ra mắt, dòng sản phẩm của  Heidiwood đã phải hủy, khi Anchor Blue quyết định không gia hạn hợp đồng hợp tác với Montag.

Siêu mẫu Claudia Schiffer: Nhà hàng Fashion Café


Hy vọng lĩnh vực ẩm thực có thể mang lại thành công hơn sự nghiệp phim, các siêu mẫu Claudia Schiffer, Christy Turlington, Elle MacPherson, Naomi Campbell, và một số người khác xây dựng hệ thống nhà hàng Fashion Cafe với sự giúp đỡ của nhà sáng tạo Tommaso Buti. Nhà hàng đầu tiên mở cửa vào năm 1995 ở Rockefeller Plaza, New York.

Bên trong, thực khách được chào đón với các tủ trưng bày trang phục, giày dép, và các phụ kiện thời trang của các người mẫu và các màn hình TV hiển thị đoạn phim trình diễn thời trang. Thực đơn của nhà hàng bao gồm cánh gà, pizza, bánh mì kẹp thịt, và các món ăn được đặt tên theo tên các người mẫu.

Tuy nhiên, ý tưởng liên kết tên tuổi của các siêu mẫu với các món như bánh mì kẹp thịt và cánh gà đã không gây được chút tiếng vang nào với khách hàng. Các nhà hàng thậm chí đã không thể thu hồi chi phí thành lập, chứ chưa nói đến lợi nhuận. Hệ thống Fashion Cafe ở Rockefeller Plaza đóng cửa vào năm 1998.

Kim Basinger: Khu du lịch Braselton, Ga.

Năm 1989, Kim Basinger hợp tác với một số nhà đầu tư và đã chi ra 20 triệu USD để mua thị trấn Braselton - một thị trấn rộng khoảng khoảng 1.750 mẫu Anh. Vào thời điểm đó thị trấn chỉ có khoảng 400 dân. Các nhà đầu tư đã lên kế hoạch để biến thị trấn nhỏ này thành một điểm thu hút du lịch, các hãng phim và lễ hội film.

Thật không may, Basinger đã không bao giờ có thể biến những ý tưởng của mình thành hiện thực. Năm 1993, sau khi trải qua khó khăn tài chính, Basinger bán Braselton với giá 1 triệu USD.

Jennifer Lopez: Nhà hàng Madres

Năm 2002, Jennifer Lopez đã mở nhà hàng Madres, (Tiếng Tây Ban Nha nghĩa là "mẹ") tại Pasadena, California. Thực đơn của nhà hàng tập trung vào thực phẩm Latin mà Lopez yêu thích từ bé, với giá từ 30 đến 50USD/món.

Tuy nhiên, nhà hàng chỉ nhận được những đánh giá mờ nhạt, và 6 năm sau khi ra đời, nhà hàng đóng cửa.

Ngoài Madres, Lopez cũng đã từng thất bại trong ngành công nghiệp thời trang. Lopez từng thành công với dòng thời trang JLO của mình vào năm 2003. Sau đó, cô ra mắt thêm hai nhãn hiệu nữa là JustSweet (2003), và Sweetface (2005).

Tuy nhiên, cùng với suy thoái kinh tế, nhãn hiệu đầu tiên JLO của Jennifer Lopez đã không thể duy trì lợi nhuận và đã đóng cửa ở Mỹ trong năm 2007. Hai nhãn thời trang còn lại của cô còn không bao giờ tìm thấy thành công: JustSweet đóng cửa sau một mùa bán lẻ và Sweetface cũng dừng lại trong năm 2009.

Theo Bảo Linh

VEF/CNBC






kyanh

Cùng chuyên mục
XEM