Giáo hoàng có quyền lực đến mức nào?

15/03/2013 11:07 AM |

Giáo hoàng là một trong những vị trí có tầm ảnh hưởng lớn nhất hành tinh. Nhân dịp cuộc bầu chọn Giáo hoàng thứ 266 vừa có kết quả, mời bạn đọc cùng tìm hiểu phạm vi quyền lực của người giữ chức vụ này.

Theo Giáo hội Công giáo La Mã, Giáo hoàng là đại diện Thiên Chúa ở trần gian, là người dẫn dắt tinh thần cho toàn bộ hơn 1,2 tỉ người dân Công giáo La Mã trên khắp thế giới.

 

Giáo hoàng được coi là vị vua chuyên chế duy nhất trên thế giới ngày nay, được bảo vệ bởi các quy định của LHQ và các công ước quốc tế, đó là không một tòa án nào trên thế giới được xét xử. Tuy nhiên, trong trường hợp từ nhiệm như Giáo hoàng Benedict XVI thì Giáo hoàng không được hưởng miễn trừ tư pháp và được bảo vệ nữa. Vì thế, khi lui về ở ẩn, Giáo hoàng Benedict XVI vẫn sống trong Vatican.

 

Theo Sắc luật của nhà thờ Công giáo, Giáo hoàng được hưởng “quyền lực tối cao, đầy đủ, trực tiếp và phổ quát” đối với linh hồn của 1,2 tỷ giáo dân Công giáo khắp thế giới. Giáo hoàng có quyền quyết định cả những vấn đề mang tính cá nhân như kết hôn, phòng tránh thai, nạo phá thai, chết nhân đạo... Với tư cách người lãnh đạo TP. Vatican, Giáo hoàng cũng là nguyên thủ quốc gia.

 

Chỉ có duy nhất Giáo hoàng mới có quyền bổ nhiệm các Giám mục ở mọi giáo phận trên thế giới.

 

Dù Tòa thánh Vatican có diện tích nhỏ nhất hành tinh với nền kinh tế phi thương mại, Giáo hoàng và Vatican có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Giáo hoàng thường xuyên được bình chọn vào danh sách những người có quyền lực và ảnh hưởng nhất hành tinh do tạp chí TIME và Forbes bình chọn. Giáo hoàng Benedict XVI ba lần được TIME bình chọn vào danh sách Top 100, trong các năm 2007, 2009 và 2011. Giáo hoàng thứ 264 Juan Pablo II được TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất với nhân loại của thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21.

 

Được bảo vệ hơn cả Tổng thống Mỹ

 

Giáo hoàng được đánh giá là một trong những người được bảo vệ nghiêm nghặt nhất trên thế giới.

 

Sau Hiệp ước Lateran được ký giữa Vatican và chính quyền Italia năm 1929 với phần quy định về đảm bảo an ninh cho Vatican và người đứng đầu Tòa Thánh, hơn 100 vệ binh Thụy Sĩ luôn túc trực bảo vệ Giáo hoàng, chưa kể hàng nghìn nhân viên tình báo của CIA, FBI, đặc nhiệm và mật vụ Italia, cảnh sát Italia, đội hiến binh Vatican… Theo luật quốc tế, khi công du nước ngoài, Giáo hoàng được bảo vệ bằng mọi giá bởi các cơ quan an ninh chuyên nghiệp nhất của quốc gia đón tiếp.

 

Một trong những chiến dịch bảo vệ Giáo hoàng nghiêm ngặt nhất là chuyến thăm của Giáo hoàng Benedict XVI tới Israel năm 2009. Hơn 80.000 nhân viên an ninh bao gồm mật vụ, đặc nhiệm, cơ động, cảnh sát, binh sĩ, quân đội và hàng chục ngàn nhân viên an ninh chìm, phản gián đã được Israel triển khai trong chiến dịch “Chiếc áo choàng trắng” - được gọi là chiến dịch an ninh vô tiền khoáng hậu.

 

Tổng thống Mỹ luôn được coi là người bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Nhưng trong chuyến thăm của Tổng thống George W.Bush năm 2008 đến Israel cũng chỉ có 3.500 nhân viên an ninh và cảnh sát được huy động.

 

Trong chuyến công du vào tháng 4/2008 của Giáo hoàng Benedict XVI tới Mỹ, tổng thống George W. Bush hồi đó đã huy động tối đa lực lượng an ninh, với 15.000 cảnh sát và mật vụ, ngang bằng với lực lượng mà Lầu Năm Góc sử dụng để bảo vệ các kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc với sự tham dự của hàng trăm nguyên thủ quốc gia khắp thế giới và an ninh cho lễ nhậm chức của tổng thống Barack Obama.

 

Trong chuyến thăm của Giáo hoàng Benedict XVI tới quốc gia Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11/2006, có tới 15.000 cảnh sát được huy động để bảo đảm an ninh trong bối cảnh hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Giáo hoàng tránh xa nước họ. Theo BBC, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết an ninh trong dịp này còn được thắt chặt hơn trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ George W. Bush năm 2004.

 

Khi Giáo hoàng John Paul II qua đời vào tháng 4/2005, trước khi Hồng Y Đoàn gửi giấy mời tham dự đến các nước thì hơn 200 nguyên thủ quốc gia và phái đoàn ngoại giao đã thể hiện nguyện vọng muốn tham dự. Trong số các gương mặt quen thuộc nhất là các tổng thống và phó tổng thống Mỹ gồm George W. Bush, George H. W. Bush, Bill Clinton, ngoại trưởng Condoleezza Rice, Tổng thư ký LHQ Kofi Anna, Vua và nữ hoàng Tây Ban Nha, Bỉ, Thủ tướng Anh, Thủ tướng Đức, Hoàng tử xứ Wales, Thủ tướng Canada, Vua và Nữ hoàng của Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy…

 

Nhiệm vụ đảo bảo an ninh được coi là lớn chưa từng có trong lịch sử hiện đại đã khiến Hồng Y Đoàn lo ngại TP. Vatican có thể bị tấn công khủng bố nên phải kêu gọi giúp đỡ từ bên ngoài.

 

Trước khi tang lễ được cử hành vào ngày 8/4, chính phủ Italia đã ban hành lệnh cấm bay trong khu vực bán kính 5 dặm tính từ Rome. NATO thậm chí còn triển khai hệ thống máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không, bệ phóng tên lửa chống hạm và đất đối không quanh Vatican. Bên cạnh đó, quân đội Italia triển khai nhiều tàu chiến tuần tra ngày đêm, trong khi cảnh sát tuần tra giám sát chặt con sông bao quanh Rome. Hơn 1.000 tay súng bắn tỉa cùng hàng chục nghìn cảnh sát rà phá bom mìn được triển khai khắp nơi.

 

Theo Khám phá

kyanh

Từ khóa:  giáo hoàng
Cùng chuyên mục
XEM