Cháu nội Giang Trạch Dân kiếm tiền thế nào?

14/04/2014 14:16 PM | Nhân vật

Luật chơi của Trung Quốc rất đơn giản: "Anh chỉ cần quen đúng người".

Nội dung nổi bật:

- Giang Chí Thành, 28 tuổi, cháu nội của cựu chủ tịch nước CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân, hiện là nhà sáng lập của BoYu Capital - nam châm thu hút các nhà đầu tư giàu có bậc nhất thế giới, là đối tác của Alibaba Trung Quốc và China Cinda.

- Do tầm kiểm soát trải rộng, xung đột lợi ích không cao nên tầng lớp lãnh đạo chính trị của Trung Quốc "có điều kiện" để kinh doanh, đóng vai trò chủ chốt trong nhiều công ty đầu tư tư nhân.

- Nhờ bắt tay với những người thuộc tầng lớp này, công ty kinh doanh hàng miễn thuế Sunrise Duty Free có được những "đặc cách" tại Trung Quốc mặc dù thuộc sở hữu nước ngoài. Boyu bỏ 80 triệu USD ra mua 40% Sunrise vào giữa năm 2011, tới nay khoản đầu tư này đã tăng giá gấp 8 lần.

- Nhà đầu tư nước ngoài nhận định việc làm ăn với "con em cán bộ" Trung Quốc là con dao hai lưỡi, nhưng riêng với BoYu, lợi nhuận và tiềm năng khổng lồ đã xóa nhòa những lo lắng đó.


Tuổi đời mới 28 với một khuôn mặt đầy đặn trẻ trung, cùng con mắt tinh tường thừa hưởng từ ông nội - cựu Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân, Giang Chí Thành (Alvin Jiang) nổi tiếng trong giới đầu tư tư nhân siêu lợi nhuận tại Trung Quốc. Anh này đang là nhà đồng sáng lập của một trong những công ty thu nhút nhiều sự chú ý nhất nước này: BoYu Capital (Quỹ Tiền Tệ Bác Dụ).

BoYu đã trở thành nam châm hút những nhà đầu tư tên tuổi nhất như người đàn ông giàu nhất châu Á Li Ka-shing (Lý Gia Thành) hay quỹ đầu tư quốc gia Temasek Holdings Private Limited của Singapore.

Ra đời vào năm 2010, trong vòng 18 tháng BoYu đã nhanh chóng bắt tay được với người khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba và công ty quản lý tài sản được nhà nước hỗ trợ China Cinda.

Nhưng Alibaba và Cinda không phải những yếu tố duy nhất thu hút nhà đầu tư đến với BoYu, điều khiến họ choáng ngợp chính là vụ mua được cổ phần kiểm soát trong Sunrise Duty Free, doanh nghiệp điều hành toàn bộ hệ thống cửa hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế Thượng Hải và Bắc Kinh, vào năm 2011.

Giữa năm 2011, Boyu bỏ 80 triệu đôla mua 40% cổ phần Sunrise (phần còn lại vẫn do Nhà nước nắm). Tới đầu năm 2013, giá trị khoản đầu tư này trong sổ sách của Boyu đã được ghi tăng gấp 4 lần. Dù vậy, giới ngân hàng cho rằng ghi thế vẫn còn "thận trọng". Dựa trên doanh thu của Sunrise, nhiều nhà phân tích cho rằng khoản đầu tư của Boyu phải có giá tới 640 triệu USD, tức Boyu phải lãi gấp 8 lần số vốn đầu tư ban đầu chỉ trong có 3 năm.

Đối với giới đầu tư, vụ làm ăn này là minh chứng rõ ràng cho khả năng tiếp cận những khu vực nhà nước được kiểm soát gắt gao để rồi "phù phép" ra những vụ đầu tư lợi nhuận cao ngất của "cháu ông Giang".

Dù chưa rõ có đúng là nhà quản lý trẻ tuổi này đã tận dụng quan hệ cá nhân như các nhà đầu tư hay rỉ tai nhau hay không, hiện cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy ông Giang Trạch Dân đóng vai trò "chống lưng" cho BoYu trong vụ Sunrise hay bất cứ giao dịch nào khác nhưng tất cả đều không ngăn được suy nghĩ:Giang Chí Thành đang làm giàu nhờ khai thác mối quan hệ gia đình.

[Xem thêm: Vì sao 'con ông cháu cha' luôn được ưu ái khi tuyển dụng?]

Sức mạnh của "con em cán bộ"

Tầm kiểm soát của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trải rộng trên gần như mọi khía cạnh kinh tế, xã hội của nước này, tạo điều kiện cho các "con em cán bộ" tận dụng chính trị để làm giàu trong mọi mảng từ tài chính, năng lượng, an ninh trong nước, viễn thông cho tới truyền thông. Xung đột lợi ích trong tầng lớp chính trị cao cấp của nước này không cao, mọi thông tin hoạt động làm ăn đều được kiểm duyệt gắt gao trước khi đưa lên kênh truyền thông nhà nước.

Logo Quỹ tiền tệ Bác Dụ do cháu nội Giang Trạch Dân là thành viên sáng lập

Theo Reuters, trong lĩnh vực đầu tư tư nhân, Trung Quốc có 15 công ty thành lập bởi con em quan chức hoặc bổ nhiệm các "ông vua con" vào vị trí cấp cao nên đã kêu gọi được ít nhất 17,5 tỷ USD vốn đầu tư kể từ năm 1999.

Những nhà đầu tư quyền lực nhất trong các quỹ đầu tư tư nhân được gọi là "cổ đông hữu hạn", bao gồm cả các quỹ hưu trí khổng lồ và các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư quốc gia, quỹ thưởng đại học và các tư nhân giá trị ròng siêu cao của Hoa Kỳ.

Khi ấy, luật chơi của Trung Quốc vô cùng đơn giản, một cổ đông hữu hạn cho hay: "Anh chỉ cần quen đúng người". Một số cổ đông cho biết, họ"chấm điểm" các đối tác "con ông cháu cha" này bằng mối quan hệ chính trị và khả năng biến chúng thành làm ăn.Giang Chí Thành cùng BoYu xếp hạng cao trong những danh sách này.

[Xem thêm: Dấu ấn 'con ông cháu cha' của nguyên thủ châu Á]

Gã "ngoại lai" Sunrise và đặc quyền trên sân chơi miễn thuế

Lại nói về vụ đầu tư Sunrise Duty Free, giữa năm 2011, BoYu chấp thuận chi 80 triệu USD để mua lại 40% cổ phần công ty và nắm giữ cổ phần kiểm soát. Đầu năm 2013, BoYu định giá giá trị thương vụ với Sunrise ở mức 800 triệu USD. Theo con số này, lợi nhuận trên giấy của BoYu trong chưa đầy ba tháng sẽ gấp bốn lần số tiền ban đầu, đây là một mức lợi nhuận khủng khiếp trong một ngành mà lãi gấp đôi trong năm năm đã được coi là thành công.

Người sáng lập, xây dựng và bán Sunrise cho BoYu là Giang Thế Càn (Fred Kiang), một người Mỹ gốc Hoa có quan hệ thân cận với gia tộc họ Giang.

Giang Thế Càn thành lập Sunrise vào năm 1999, năm chính quyền Giang Trạch Dân mở cửa hoạt động các cửa hàng miễn thuế cho nhà thầu nước ngoài tại sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải - cơ sở quyền lực chính trị của Giang. Trước đó, hoạt động miễn thuế được China Duty Free (công ty TNHH Hàng Miễn Thuế Trung Quốc) kiểm soát độc quyền, các công ty nước ngoài như của Càn không được phép tham gia cuộc chơi.

Ba công ty quốc tế được lựa chọn để hoạt động tại sân bay Phố Đông gồm: World Duty Free, Orient King Power và Sunrise Duty Free, một công ty nước ngoài non nớt mới thành lập. Surise giành được hợp đồng 10 năm bán thuốc lá và rượu, World Duty Free giành được hợp đồng 5 năm bán nước hoa và mỹ phẩm còn Orient King Power được đặc nhượng kinh doanh hàng xa xỉ.

Năm 2000, Quốc hội Trung Hoa chuyển quyền kiểm soát toàn bộ doanh nghiệp miễn thuế - ngoại trừ ba công ty kể trên ở Thượng Hải - từ tay chính quyền địa phương sang cho công ty quốc hữu China Duty Free. Các công ty nước ngoài bị cấm thành lập liên doanh hoặc trực tiếp sở hữu doanh nghiệp miễn thuế ở Trung Quốc.

Thế nhưng vào năm các năm sau đó, Sunrise lại tiếp quản đặc nhượng mặt hàng nước hoa và mỹ phẩm khi World Duty Free rút lui khỏi hợp đồng, giành được đặc nhượng 10 năm tại sân bay quốc tế Bắc Kinh, ký lại hợp đồng 10 năm tại Phố Đông.

Dù chủ trương hạn chế quyền sở hữu của các doanh nghiệp nước ngoài nhưng Sunrise vẫn được Quốc Hội Trung Quốc cấp "phê duyệt đặc biệt" để vận hành các cửa hàng miễn thuế.

[Xem thêm: 'Con ông cháu cha' Trung Quốc lập vô số công ty ở hải ngoại]

Công ty của "cháu nội tổng bí thư" làm ăn ra sao?

Năm 2010, Giang Chí Thành tốt nghiệp Đại học Harvard, đi làm chuyên viên phân tích tại bộ phận đầu tư tư nhân của Goldman Sachs. Chín tháng sau, anh nghỉ việc và đứng ra thành lập BoYu.

Mary Ma (Mã Tuyết Chinh), cựu CFO tại Lenovo, đã chung tay gây dựng BoYu. Các nhà đồng sáng lập theo sau đó là: Louis Cheung (Trương Tử Hân), cựu giám đốc điều hành tập đoàn bảo hiểm Bình An, Trung Quốc và Sean Tong (Đồng Tiểu Mông), "sếp" cũ của Giang Chí Thành trong đợt thực tập mùa hè năm 2008.

Mã và Trương nổi tiếng với tài xoay chuyển tình hình giúp những công ty đang khó khăn, Đồng là một chuyên gia giao dịch. Cộng lại, đội ngũ có 50 năm kinh nghiệm trong ngành.

Hai khoản đầu tư to liên tiếp đã củng cố danh tiếng của BoYu và Giang Chí Thành.

Năm 2012, BoYu đã giúp Jack Ma mua lại một nửa số cổ phần của Yahoo! trong Alibaba. Lúc đó, Alibaba có giá trị khoảng 38 tỷ USD. Các nhà phân tích ước tính Alibaba ngày nay trị giá ít nhất 140 tỷ USD, có nghĩa khoản đầu tư của BoYu đã tăng hơn 3,5 lần trong vòng 18 tháng

Giang Chí Thành cũng dẫn dắt BoYu vào cuộc đầu tư 50 triệu USD cho Cinda để mua nợ xấu từ ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng và công ty tư nhân khi đó đã chạy đua để giành được một phần trong 1,6 tỷ USD cổ phần mà Cinda ưu tiên đưa ra cho những nhà đầu tư chiến lược.

Một số bằng hữu của Giang Chí Thành nhận xét anh không chỉ là một người lắm quan hệ mà còn khôn khéo nắm bắt và tận dụng các con số trong khi đàm phán, một kỹ năng có một không hai rèn luyện được trong thời gian ngắn ngủi ở Goldman.

Lợi nhuận so với nỗi sợ "lên mặt báo"

Đặc quyền của các con em quan chức chưa hẳn trường tồn mãi ở Trung Quốc, kể cả là với cháu nội của nguyên chủ tịch nước. Sự sụp đổ của Bạc Hy Lai, cựu bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh năm 2012 chính là lời nhắc nhở cho nhiều nhà đầu tư.

Giới đầu tư cũng khá thận trọng trong việc bắt tay với các công ty của con ông cháu cha, họ sợ cái gọi là "rủi ro mặt báo", tức toàn bộ thương vụ sẽ bị tung lên báo chí. Những lo âu này ngày càng rõ nét khi Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng. Nhiều nhà đầu tư cho rằng họ đang chơi với một con dao hai lưỡi.

Tuy nhiên, lợi nhuận và triển vọng của BoYu đã làm dịu đi đáng kể những hoang mang đó. Quỹ đầu tư thứ hai của Giang Chí Dân đã nhanh chóng huy động được 1,5 tỷ USD từ các nhà đầu tư, nhiều gấp rưỡi so với quỹ đầu tư đầu tiên.

>> Trung Quốc "bất mãn sâu sắc" lệnh bắt ông Giang Trạch Dân

Thế Càn và gia tộc họ Giang

Giang Thế Càn (trái) sinh ra tại Thượng Hải, lớn lên tại Hoa Kỳ, lấy bằng MBA học viện Babson ở Massachusetts năm 1975. Lần đầu ông này gặp gỡ Giang Trạch Dân vào năm 1986. Hai người có họ giống nhau mặc dù phát âm khác nhau trong tiếng Anh do phương ngữ vùng miền

Giang Thế Càn, nay đã xấp xỉ đầu bảy, từng ngang dọc khắp Thượng Hải, Hong Kong, Tucson và Arizona, kinh doanh từ khu dân cư khép kín cho đến cho thuê nhà giá rẻ. Giang Chí Thành và Giang Miên Hằng (trưởng nam của Giang Trạch Dân) đã từng sử dụng địa chỉ cư trú của Càn tại Arizona để giao dịch kinh doanh cá nhân nhỏ

Năm 1989, Giang Trạch Dân lên làm Tổng bí thư, năm 1990, Giang Thế Càn bắt đầu lập nghiệp tại Thượng Hải. Cuối thập kỷ 90 đến những năm 2000, Thế Càn làm tư vấn cho công ty bảo hiểm MetLife tại Mỹ. Chính Giang Thế Càn là người đàm phán được giấy phép hoạt động đầu tiên cho MetLife tại Trung Quốc vào năm 2004.

Thùy An

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM