CEO Apple được tuyển từ hình mẫu của Michael Dell
Tim Cook được CEO Apple khi đó là Steve Jobs tuyển vào nhờ những khả năng làm việc từ mẫu hình Michael Dell.
Nội dung nổi bật:
- Sau ba tháng làm việc dưới trướng Jobs, giám đốc điều hành đương nhiệm của Apple không thể chịu nổi áp lực, và đành phải từ chức. Vì thế, Apple buộc phải tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cho vị trí này.
- Công ty muốn tuyển người có thể giảm lượng hàng tồn kho và chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất giống như những gì Michael Dell đã làm với công ty của mình. Vì thế, CEO Steve Jobs lấy mẫu hình của Michael Dell làm thước đo tiêu chuẩn cho các ứng viên.
- Cuối cùng, Jobs gặp Tim Cook, người hoàn toàn thích hợp cho yêu cầu của ông.
Khi quay trở lại với ngôi vương của Apple, Steve Jobs nhận ra công ty đang phải gánh chịu lượng sản phẩm tồn tương đương giá trị của hai tháng trong các nhà kho và nó nhiều hơn bất kể công ty công nghệ nào khác.
Giống như trứng và sữa, hàng công nghệ cũng có tuổi thọ trên kệ hàng rất ngắn Vậy nên lượng hàng tồn kho này tương đương với một đòn trị giá 500 triệu đô la đánh vào lợi nhuận của công ty.
Sau ba tháng làm việc dưới trướng Jobs, giám đốc điều hành đương nhiệm của Apple không thể chịu nổi áp lực, và đành phải từ chức. Vì thế, Apple buộc phải tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cho vị trí này.
Điều mà công ty muốn ở giám đốc điều hành mới là khả năng xây dựng những nhà máy và dây chuyền cung ứng thức thời, hiệu quả. Người có thể giảm lượng hàng tồn kho và chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất giống như những gì Michael Dell đã làm với công ty của mình. Vì thế, CEO Steve Jobs lấy mẫu hình của Michael Dell làm thước đo tiêu chuẩn cho các ứng viên.
Thế rồi Jobs gặp Tim Cook, một chuyên gia ngành cung ứng có khả năng làm việc hiệu quả như Michael Dell. Tim Cook chính là người mà Apple cần lúc này. Ông là con trai của một công nhân đóng tàu, sinh ra và lớn lên ở Robertsdale, Alabama, một thị trấn nhỏ nằm giữa Mobile và Pensacola.
Cook theo học chuyên ngành kĩ sư công nghiệp tại Auburn, có được tấm bằng kinh doanh ở trường Duke và trong suốt mười hai năm sau đó, ông làm việc cho hãng IBM ở Trung tâm Nghiên cứu vùng Tam giác Bắc Carolin.
Vào thời điểm Jobs phỏng vấn, Cook vừa mới nhận việc ở Compaq. Từ trước tới nay, ông luôn là một kỹ sư rất logic. Và Compaq khi đó dường như là một sự lựa chọn hợp lý hơn, nhưng Cook đã bị đánh bẫy bởi sức cuốn hút toát ra từ Steve Jobs.
“ Chỉ năm phút trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với Jobs, tôi đã muốn quẳng đi mọi sự phòng bị cùng logic và gia nhập Apple ngay lập tức.” Cook nói. Có lẽ, trực giác đã nói với Cook rằng gia nhập Apple sẽ là cơ hội có một không hai trong đời để làm vệc cùng với một thiên tài sáng tạo. Và ông đã làm thế thật.
Cook bắt đầu xử lý các vấn đề của Apple với một sức mạnh đáng kinh ngạc. Ông giảm bớt số lượng nhà cung cấp, ép buộc họ phải đưa ra những thỏa thuận có lợi hơn nếu muốn giữ được hợp đồng với Apple.
Bên cạnh đó, Cook thuyết phục nhiều đối tác dời đến bên cạnh các nhà máy của Apple và đóng cửa mười trong số mười chín nhà kho của công ty. Nhờ giảm thiểu số địa điểm mà hàng tồn kho chất đống lại, Cook cũng giảm thiểu được lượng trữ kho.
Tất cả những điều trên giúp công ty giảm được hàng tồn kho xuống một con số rất ấn tượng: giá trị hàng tồn kho tương đuong hai ngày. Thêm vào đó, Cook còn cắt giảm quy trình sản xuất một chiếc máy tính Apple từ bốn tháng xuống còn hai tháng.
Steve Jobs không thể không hài lòng với năng suất hiệu qủa từ công việc của Tim Cook. Và Jobs còn nhìn thấy nhiều điểm tương đồng với Cook trong cách nhìn nhận sự việc cũng như họ có thể đàm thoại ở tầm chiến lược cao. Vì vậy, Jobs đã đề bạt Tim Cook thay mình sau khi ông từ chức.
>> Công thức bí mật của Steve Jobs
Theo Đinh Lộc