Bill Gates tiết lộ 3 mục tiêu cao cả cuối đời

24/01/2014 13:03 PM | Nhân vật

Ông muốn dành 20 năm tiếp theo của cuộc đời mình để giải quyết vấn đề y tế cho thế giới.

Hàng năm, Quỹ nhân đạo của vợ chồng tỷ phú Bill Gates đều cho xuất bản những lá thư liệt kê thành công, thắng lợi, cũng như khiếm khuyết và ưu nhược điểm mà năm qua Quỹ chưa đạt được. 

Bill Gates nói, “tập dượt kỹ năng viết như vậy buộc bạn phải tư duy logic và phê phán cùng lúc”. Bộ óc thâm trầm sâu sắc đằng sau gọng kính màu đen sẽ tiết lộ ít nhiều về những kế hoạch dự án nhân đạo lớn nhất mà ông sẽ dành thời gian và tâm huyết để thực hiện trong suốt phần đời còn lại đó là thực hiện để chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực trên toàn cầu.

Lá thư năm nay tập trung vào ba suy nghĩ sai lầm gây cản trở tới việc xoá đói giảm nghèo. Cụ thể là: (1) vận mệnh của các quốc gia nghèo nàn lạc hậu mãi không thể thoát khỏi cảnh tối tăm; (2) viện trợ nước ngoài là sự lãng phí tiền bạc; (3) cứu những sinh mạng đói khổ trong các nước thứ ba chỉ tạo cho họ tâm lý ỷ lại.

Những số liệu thực tế hoàn toàn phản bác cả ba nguỵ lý trên. Chính vì thế, tỷ phú Bill Gates đã vạch rõ đường hướng cũng như những hành động cụ thể nhằm xóa bỏ những suy nghĩ sai lầm này.

Đầu tiên, về luồng tiền mặt và sức lực trí óc, họ sẽ chỉ thành công nếu như có can thiệp của dự trữ chính phủ (hoặc ít nhất cũng không có những hoạt động phá hoại ngầm). 

Những ví dụ về viện trợ nước ngoài rất rõ ràng. Ngân sách nước Mỹ gần đây đã tăng chi tiêu dành cho chiến dịch xoá sổ bệnh bại liệt lên 50 triệu USD (Khoản tiền mà Quỹ Gates đóng góp cho chiến dịch này gấp đôi số tiền mà chính phủ Mỹ cung cấp).

Gates nói, kể từ khi ông được "tự do về tài chính", ông có thể phân bổ tài sản theo ý mình, quỹ nhân đạo của vợ chồng ông phục vụ một cách nhiệt tình và tự nguyện để đảm bảo rằng tiền được chi tiêu một cách ý nghĩa nhất.

Bill Gates cho rằng: “Bạn hầu như có thể đưa ra lý do tại sao một đất nước nào đó mãi nghèo nàn. Đó có thể là vì nó là một quốc gia vùng châu Phi có địa lý không được ưu ái, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, ngoài ra còn một lý do chính đó là những chính sách sai lầm của chính phủ. Những chính sách này liệu có thúc đẩy những ưu ái về thị trường, đầu tư vào giáo dục và y tế, hầu hết họ sẽ cố gắng tác động theo chiều hướng này, một khi mà họ đã sẵn sàng. Đó chính là lý do tại sao Trung Quốc nhìn chung đã làm tốt hơn so với người anh em cùng có số dân khổng lồ - Ấn Độ”.

Thứ hai, giữ vững tinh thần lạc quan. Với tất cả những phát biểu mang nặng con số và dữ liệu của Gates, ông chính là một trong những người đi đầu cổ vũ tinh thần nhân đạo một cách tích cực nhất. 

Ông nói: “Những gì tôi làm không cần giật tít trang đầu”, “hãy nhìn vào những gì đã xảy ra trong suốt 25 năm vận hành của quỹ”, “kể từ khi ra đời, sựu thay đổi giờ đây mới quả là bước ngoặt vĩ đại”. 

Ông còn dự báo: “Hầu như sẽ không có thêm đất nước nghèo khó nào nữa vào năm 2035. Ở một cấp độ rộng hơn, khái niệm “nước đang phát triển sẽ không còn tồn tại. 

Hai năm trước, Gates đã tài trợ cho Uỷ ban đầu tư phát triển Y tế Mỹ điều hành bởi Larry Summers và 25 chuyên gia toàn cầu làm việc trên rất nhiều nguyên tắc chung, hướng tới hình thành và hội tụ những tiến bộ mới để giúp cho mọi quốc gia trên hành tinh này đều có tỷ lệ trẻ vượt qua 5 tuổi tương đương hoặc thậm chí là cao hơn cả tiêu chuẩn của Mỹ vào năm 1980. 

Đối với Gates, đây có thể là con chim đầu đàn cho chiến dịch vì mục tiêu “bình đẳng y tế” trên thế giới.

Năm 2035 còn trùng khớp với dịp Bill Gates 80 tuổi. Đây chính là lời nhắn thứ ba hàm chứa trong lá thư của Gates: “Một kế hoạch cá nhân cho 2 thập kỷ tới”. Gates nói: “Quả là dễ dàng hơn khi nghĩ về những tháng ngày sắp tới bạn sẽ làm gì, ra sao, ở đâu. Tự vạch cho mình một kế hoạch dài hơi thật là thú vị".

Như vậy, trong nỗ lực khai thác tất cả những nguồn lực để chinh phục mục tiêu đã phát biểu – bình đẳng y tế hiện tại đang đứng tại con số 1 – trong vòng 20 năm nữa theo nguyện vọng của Gates.

Phong Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM