Nhà tuyển dụng hỏi: “Đi đón 5 vị khách quan trọng, nhưng xe của bạn chỉ chở được 4 người, bạn sẽ làm gì?”, người EQ cao trả lời khôn ngoan, ghi điểm tuyệt đối!
Nếu trong trường hợp nhận được câu hỏi này, bạn sẽ có cách trả lời như thế nào cho hợp lý?
Trong môi trường làm việc như hiện tại, các doanh nghiệp đều mong muốn tìm được nhân tài, những ứng viên giỏi. Những người được gọi là “nhân tài” ở đây không chỉ là người có trình độ học vấn cao mà còn biết ứng biến, xử lý tình huống linh hoạt, có thể thích nghi, thay đổi cách làm và giải pháp tùy theo từng tình huống và đối tượng.
Những nhân tài, ứng viên giỏi như vậy không dễ tìm, nhưng quả thực đây là những nhân sự mà các doanh nghiệp đều muốn tuyển dụng.
Vì vậy, trong các buổi phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi phỏng vấn đặc biệt, nhằm tìm được những ứng viên tài năng, phù hợp với công ty. Những câu hỏi này không chỉ xoay quanh kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, mức độ phù hợp mà còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tư duy, khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên.
Trường hợp đi phỏng vấn xin việc và nhận được câu hỏi có phần đặc biệt của nữ ứng viên mới ra trường dưới đây cũng là một trường hợp điển hình.
Lưu Lệ vừa mới tốt nghiệp và đang tìm việc trong lĩnh vực marketing. Cô ấy cho rằng một công việc như vậy sẽ giúp cô rèn luyện bản thân, tạo ra được nhiều giá trị và giúp cô cơ hội gặp gỡ nhiều người khác nhau, từ đó phát triển năng lực của mình. Lưu Lệ tự tin rằng bản thân có thể làm tốt công việc trong lĩnh vực này.
Sau khi Lưu Lệ nộp hồ sơ vào một công ty và vượt qua vòng tuyển chọn, cô đã thành công lọt vào vòng phỏng vấn. Tại vòng phỏng vấn này có Lưu Lệ và 2 ứng viên khác tham gia.
Trong khi phỏng vấn, sau khi hỏi các câu hỏi về chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng đã đặt ra câu hỏi: "Đi đón 5 vị khách quan trọng, nhưng xe của bạn chỉ chở được 4 người. Bạn sẽ làm gì?". Khi nhận câu hỏi này từ nhà tuyển dụng, các ứng viên đều cảm thấy bất ngờ.
Ứng viên đầu tiên nhanh chóng đưa ra câu trả lời của mình rằng: “Nếu gặp tình huống như vậy, tôi sẽ đánh giá quãng đường là xa hay gần. Nếu điểm đến không xa thì có thể cố gắng sắp xếp để cả 5 người ngồi lên xe và nói với các vị khách rằng mong họ thông cảm. Còn nếu điểm đến ở khoảng cách xa thì tôi sẽ gọi thêm taxi và chia người qua 2 xe ngồi cho thoải mái”.
Sau khi nghe xong phần trả lời này, nhà tuyển dụng chỉ mỉm cười và không nhận xét gì thêm.
Đến phần trả lời của ứng viên thứ hai, ứng viên này đưa ra phương án: “Trong trường hợp này, nếu là tôi, tôi sẽ chủ động trao đổi với 1 vị khách trước. Sau khi xin lỗi họ vì sự bất tiện này, tôi sẽ cùng vị khách này đi taxi đến điểm hẹn” .
Trước câu trả lời này của ứng viên thứ hai, nhà tuyển dụng chỉ gật đầu rồi mỉm cười.
Ứng viên thứ ba tham gia phỏng vấn là Lưu Lệ. Cô không vội vàng trả lời mà suy nghĩ một lúc sau đó mới đưa ra phương án.
Lưu Lệ trả lời một cách : “Trước hết, nếu là tôi, tôi sẽ không để trường hợp này xảy ra. Vì 5 vị khách rất quan trọng, tôi sẽ chuẩn bị công tác tiếp đón cẩn thận từ sớm một cách chu đáo nhất. Tôi cũng sẽ chuẩn bị nhiều phương án dự phòng khác nhau. Vậy nên, chắc chắn tôi sẽ không để trường hợp khó xử như vậy có thể xảy ra”.
Nghe câu trả lời của Lưu Lệ, nhà tuyển dụng gật đầu hài lòng, đánh giá cô có EQ cao và quyết định tuyển dụng Lưu lệ. Cách trả lời của Lưu Lệ đã thể hiện cách làm việc cẩn thận, chu toàn, có sự chuẩn bị và khả năng ứng phó linh hoạt, tính trách nhiệm cao trong công việc của cô.
Quả thực, trong công việc, điều cần thiết là phải suy nghĩ kỹ lưỡng, chu đáo, xử lý tình huống linh hoạt và biết cách thay đổi phù hợp.
Còn với bạn, trong trường hợp nhận được câu hỏi như trên, bạn sẽ có cách trả lời như thế nào?
Tổng hợp: Sohu