Nhà không chịu di dời vì chuyện “tế nhị": 97 tỷ tiền đền bù cũng chẳng to bằng lý do mà chủ nhà đưa ra
Sau nhiều lần đàm phán, chủ đầu tư vẫn phải “chịu thua" trước chủ của ngôi nhà.
Cụm từ "ngôi nhà đinh" (nail house) được sử dụng để chỉ những ngôi nhà, tòa nhà không chịu giải tỏa. Gọi những căn nhà này là "nhà đinh" vì giống như những chiếc đinh không thể gỡ ra. Trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, hiện tượng "nhà đinh" đã trở nên vô cùng phổ biến.
Việc những khu nhà ở được quy hoạch và đền bù hoặc được trả giá cao là một trong những mong muốn của không ít người.
Ở Singapore có một gia đình đi ngược lại số đông. Chủ nhà vì muốn giữ lại cơ ngơi của người đi trước để lại nên đã quyết không đàm phán với chủ đầu tư. Khi phóng viên liên hệ hỏi nguyên nhân cụ thể, chủ nhà từ chối trả lời vì “tế nhị". Quan điểm này của ông có người ủng hộ nhưng cũng có người phản đối vì cho rằng bất hợp lý.
Sau khi từ chối bán căn nhà đã ở suốt hàng chục năm cho các nhà phát triển đang làm việc trong một dự án chung cư cao cấp, chủ nhà ở Geylang, Singapore đã rơi vào tình thế khó xử. Khi các nhà thầu bắt đầu công việc xây dựng, ngôi nhà hai tầng đang bị kẹp giữa hai tòa nhà đồ sộ.
Dự án NoMa do Macly Group (công ty phát triển bất động sản có trụ sở tại Singapore) phát triển dự kiến sẽ được tung ra thị trường trong năm 2023.
Khi các phóng viên đến thăm địa điểm vào cuối tháng 3/2023, họ thấy ngôi nhà nằm trên đường Guillemard ở Geylang bị kẹt cứng giữa hai tòa nhà chung cư mới.
Ở thời điểm năm 2020, ngôi nhà có sân thượng đó có thể nhận được số tiền đền bù ít nhất 4 triệu USD (tương đương 97.5 tỷ đồng).
Ngôi nhà “sandwich" lạ đời
Trên thực tế, ngôi nhà đinh ở Geylang đã từng được xuất hiện trên truyền thông cách đây 4 năm. Theo báo cáo của nhật báo Shin Min, các nhà đầu tư ban đầu định phá bỏ ngôi nhà cũ và xây dựng những căn hộ mới. Nhưng có hai chủ nhà từ chối bán. Vì nằm giữa 2 tòa chung cư, căn nhà cũ được ví như bị “kẹp như bánh sandwich”.
Mái của ngôi nhà được che bằng bạt, và một số giàn giáo cũng đã được dựng xung quanh bên ngoài ngôi nhà. Đây là không gian chỉ dành cho gia đình và bạn bè của chủ nhà. Một số người sống gần đó bày tỏ họ không biết tại sao chủ sở hữu không muốn bán nó.
Người đàn ông trong ngôi nhà đã từ chối phỏng vấn khi các phóng viên tiếp cận vào năm 2020. Một cư dân sống gần đó tiết lộ rằng ngôi nhà đã không có người ở kể từ tháng 12 năm 2022. Lý do là vì cả hai bên đều có công trình xây dựng rất ồn ào. Có lẽ chủ sở hữu không thể chịu được tiếng ồn xây dựng sau hai năm và cuối cùng đã chuyển đi”.
Cách đó không xa tại Geylang Lorong 28, một chủ nhà khác họ Ngô cũng từ chối bán nhà của mình cho các nhà phát triển. Trước đó, ông đã trả lời với báo chí ngôi nhà là tài sản được người mẹ quá cố mua lại. Anh hiện đang ở trong nhà với chị gái của mình và không muốn bán vì gắn với nhiều kỷ niệm.
Khi được hỏi liệu có sẵn sàng đưa ra mức giá tốt hơn để mua hai ngôi nhà hay không, đại diện Macly Group cho biết: "Không, vì các kế hoạch hiện tại của chúng tôi đã được phê duyệt và bán cho người mua. Chúng tôi đưa ra mức giá dựa theo hiện trạng."
Nhất quyết không di dời
Sau 4 năm, ngôi nhà của người đàn ông họ Ngô không có gì thay đổi so với lần trước anh ấy được phỏng vấn. Bên ngoài ngôi nhà chất đầy lồng chim, bể cá và những đồ lặt vặt khác.
Tuy nhiên không lâu sau, người đàn ông trong câu chuyện đã yêu cầu được tôn trọng quyền riêng tư, The Straits Times đưa tin.
“Nếu hàng xóm của tôi muốn bán nhà của họ, đó là quyết định của họ. Bạn có thể kiếm được một ngôi nhà như vậy ở một vị trí tốt ở đâu?", người hàng xóm của chủ nhà cũng đồng tình.
Hai chủ nhà có thể đã cố gắng giữ vững lập trường của mình, nhưng một số cư dân khác trong khu vực không nhất thiết phải đồng ý với quyết định của họ.
"Trông nó rất không hợp lý", một cư dân khác nhận xét. Người này nói thêm rằng anh cảm thấy cả hai ngôi nhà đều trông khá lỗi thời và không phù hợp với diện mạo của chung cư mới.
Theo Asiaone