Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến BĐS Việt Nam
Nhu cầu BĐS nhà ở gia tăng đã dẫn đến tỷ lệ hấp thụ cao từ 70 – 80% nguồn cung mới (với 30.000 đến 40.000 căn hộ mới có sẵn mỗi năm). Sự tham gia và đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng do sự hợp tác dự án, M&A và tài trợ trực tiếp, trong khi người mua trong và ngoài nước có xu hướng quan tâm tới căn hộ cao cấp và hạng A.
Đó là thông tin được đưa ra tại họp báo công bố “Hội nghị chuyên đề BĐS Việt Nam 2019” sẽ diễn ra vào ngày 12/9 tới tại Tp.HCM do Auscham, hợp tác độc quyền với Cushman & Wakefield tổ chức.
Theo các chuyên gia, là một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới, Việt Nam đã trở nên toàn cầu hóa hơn bao giờ hết mặc tình trạng bất ổn về chính trị và kinh tế đang gia tăng. Thị trường BĐS thương mại và nhà ở tại các thành phố lớn nhất Việt Nam và các tỉnh lân cận đã bùng nổ trong những năm gần đây, dẫn đến sự đầu tư trong và ngoài nước nhiều hơn vào những BĐS hạng sang và hạng A.
Thị trường BĐS Việt Nam đã hồi phục đều đặn kể từ những khó khăn trong giai đoạn 2009 – 2013, đặc biệt là trong lĩnh vưc nhà ở. Nhu cầu BĐS nhà ở gia tăng đã dẫn đến tỷ lệ hấp thụ cao từ 70 – 80% nguồn cung mới (với 30.000 đến 40.000 căn hộ mới có sẵn mỗi năm).
Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng do sự hợp tác dự án, M&A (Mua bán và Sáp nhập) và tài trợ trực tiếp
Trong đó, thị trường tại các tỉnh xung quanh Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng vì thế cũng phát triển thịnh vượng. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng do sự hợp tác dự án, M&A (Mua bán và Sáp nhập) và tài trợ trực tiếp, trong khi người mua trong và ngoài nước chuyển hướng sự quan tâm tới căn hộ cao cấp và hạng A.
Trong khi theo các chuyên gia, viễn cảnh của năm 2019 và xa hơn nữa khá hấp dẫn. Tuy nhiên, để ngăn chặn rủi ro của bong bóng mới, điều quan trọng là phải xem xét các thủ tục và chính sách cần thiết để tránh tình trạng đốt nóng thị trường.
Đại diện Cusman Wakefield cho rằng, ở phân khúc nhà ở thương mại đang bị tác động bởi TMĐT rõ nét. Đây là phân khúc ảnh hưởng bởi thói quen tiêu dùng của khách hàng và cách mà họ mua sắm như thế nào, tiêu tiền ra sao. Mối tương quan giữa phân khúc và TMĐT ngày càng phát triển đã thúc đẩy thói quen mua sắm và tiêu dùng của khách hàng, thúc đẩy luôn quy trình vận chuyển hàng hóa. Điều này cho thấy được tiềm năng của BĐS thương mại trong lĩnh vực vận tải và kho vận.
Đại diện đơn vị nghiên cứu này cũng cho biết, số tiền đầu tư nước ngoài vào TT BĐS Việt Nam những tháng đầu năm 2019 tăng mạnh. Có nhiều chuyển biến vốn đầu tư nước ngoài vào BĐS Việt Nam trong 24 tháng trở lại đây. Cơ cấu nguồn vốn nước ngoài cũng đang thay đổi rất nhiều. BĐS Việt Nam đang có những lợi thế hấp dẫn NĐT nước ngoài, đặc biệt với lĩnh vực BĐS công nghiêp chế xuất.
Cụ thể, tư duy của những công ty BĐS ở Việt Nam đã cởi mở hơn rất nhiều trong việc hợp tác với công ty nước ngoài. Đây được xem là điểm thay đổi tích cực trên thị trường BĐS Việt Nam.
Ngoài ra, xem xét công nợ như một hình thức đầu tư cũng là điểm hấp dẫn của TT BĐS Việt Nam đối với NĐT nước ngoài.
“Tuy nhiên, cản trở lớn của thị trường BĐS Việt Nam đối với NĐT nước ngoài là quy trình làm việc mất nhiều thời gian”, đại diện Cusman Wakefield nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, trong khi căng thẳng thương mại leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thu hút mọi sự chú ý, Việt Nam nổi bật lên như một đối thủ lớn trong thương mại toàn cầu và đang lặng lẽ gặt hái những lợi ích, trở thành một lựa chọn thay thế cho các công ty đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chống lại sự bất ổn chính trị gia tăng. Chỉ trong nửa đầu năm 2019, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng 6,7% và khối lượng thương mại kỷ lục là 246 tỷ USD.
Bất chấp sự bất ổn chính trị ở các khu vực châu Á và trên toàn cầu, Việt Nam được xem là nơi có nền kinh tế toàn cầu hóa nhất trên thế giới và là địa điểm ổn định để các nhà đầu tư cân nhắc.