Nguyên lý của người tài giỏi: Giao tiếp không bao giờ hỏi "Dạo này khỏe không?"

27/08/2020 13:14 PM | Sống

"Dạo này khỏe không?" là câu bắt chuyện mà chúng ta thường thấy trong những cuộc giao tiếp giữa bạn bè khi lâu ngày gặp lại nhau. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng câu hỏi này chỉ khiến cuộc hội thoại đi vào ngõ cụt và người giỏi giao tiếp không bao giờ dùng đến nó.

Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Harvard mới đây đã thực hiện một nghiên cứu bằng cách thử nghiệm, cho các ứng viên thử tìm cách trả lời và nối tiếp hội thoại với các câu hỏi ngắn. Dựa vào kết quả được thực hiện trên 300 cuộc hội thoại online, các nhà nghiên cứu của dự án đã rút ra được rất nhiều kết luận về cách sử dụng các câu hỏi thăm ngắn để duy trì một cuộc hội thoại và làm người đối diện cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với bạn.

Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng câu hỏi "Dạo này khỏe không?" là một câu hỏi vô nghĩa nhất trong khi đối thoại bởi người hỏi thường chẳng quan tâm tới câu trả lời, còn người được hỏi thì cũng chỉ trả lời qua loa hoặc đưa ra câu trả lời không thật lòng dạng như "Tôi vẫn ổn" hay "tôi vẫn bình thường"… Như vậy, nếu bắt đầu hội thoại với câu hỏi này, bạn sẽ mất đi một cơ hội duy trì đối thoại và cuộc nói chuyện trở nên vô nghĩa.

Có thể thấy rằng đa phần chúng ta đều đang chưa biết cách đặt câu hỏi khi mở đầu một cuộc hội thoại. Và nghiên cứu này của trường Đại học Harvard sẽ giúp chúng ta cải thiện khả năng đặt câu hỏi cho người đối diện một cách hợp lý để cuộc đối thoại không trở nên nhàm chán.

"Khi mọi người được hướng dẫn cách đặt các câu hỏi đa dạng hơn, họ sẽ phản ứng linh hoạt hơn, tạo sự tương tác tốt hơn, khả năng nghe hiểu, đánh giá thông tin cũng tốt hơn." Các nhà nghiên cứu cho biết.

Vậy làm thế nào để chuyển từ các câu hỏi xã giao truyền thống nhàm chán sang các câu hỏi đa dạng để làm cuộc đối thoại giữa bạn và người đối diện trở nên thú vị hơn? Hãy cùng tìm hiểu các mẹo giao tiếp đã được rút ra từ dự án của trường đại học Harvard dưới đây:

Nguyên lý của người tài giỏi: Giao tiếp không bao giờ hỏi Dạo này khỏe không? - Ảnh 1.

1. Sự dụng nguyên tắc A.C.T để mở đầu câu chuyện

Nguyên tắc A.C.T để mở đầu câu chuyện với người đối diện bao gồm:

A – Authenticity: Thể hiện sự tin cậy

C – Connection: Thể hiện sự kết nối

T – Topic: Hướng chủ đề cuộc nói chuyện để người nghe hiểu hơn về cá tính của bạn

Có thể lấy ví dụ về các câu hỏi có đầy đủ 3 yếu tố trên bằng những câu hỏi dưới đây:

- Anh đang nghĩ gì thế?

Câu hỏi này như một câu hỏi thăm nhỏ, tạo được sự quan tâm, kết nối và cũng gây thiện cảm để người đối diện chia sẻ suy nghĩ của họ hiện tại. Đồng thời cũng thể hiện rằng bạn là người biết lắng nghe.

- Tuần này anh có dự định đi đâu chơi không?

Câu hỏi thể hiện sự kết nối, quan tâm, cho đối phương biết bạn cũng là người có xu hướng hướng ngoại và cũng có đôi chút thể hiện sự đáng tin cậy trong đó.

2. Hãy bỏ qua những câu hỏi mang tính cập nhật thông tin

Rất nhiều người chọn bắt đầu hội thoại với người khác bằng cách đưa ra những câu hỏi liên quan tới sự cập nhật thông tin như "Thời tiết nay thế nào?", "Hôm qua đội nào thắng thế nhỉ?", "Cổ phiếu qua tăng giá không?"…

Đây không phải là những câu hỏi tốt để phá vỡ khoảng cách giữa bạn và người đối diện. Trừ khi bạn và người đối diện có chung sở thích thì những câu hỏi như thế này rất khó duy trì một đoạn hội thoại. Có thể lấy một ví dụ điển hình khác đó là cách người Việt Nam thường đặt các câu hỏi như "Lấy chồng/vợ chưa?", "Lương tháng bao nhiêu?", "Học hành thế nào?"… Đó đều là những câu hỏi mang tính cập nhật thông tin rất nhàm chán mà bạn nên tránh.

Nguyên lý của người tài giỏi: Giao tiếp không bao giờ hỏi Dạo này khỏe không? - Ảnh 2.

3. Vừa nói chuyện vừa quan sát xung quanh

Một cách để duy trì sự thú vị cho các cuộc nói chuyện nữa đó là bạn cần thu thập thêm thông tin, tìm kiếm chủ đề nói chuyện bằng cách quan sát sự vật xung quanh. Khi đến chơi nhà người khác, nếu để ý quan sát bạn có thể hỏi gia chủ về bức tranh trên tường, về chiếc xe phân khối lớn của họ, về bộ sưu tập tiền hay bất kì thứ gì đang hiện hữu trong nhà để tạo sự gắn kết.

Việc tập thói quen quan sát xung quanh khi nói chuyện sẽ giúp bạn trở nên nhanh nhạy và có thể chuyển hướng các câu hỏi một cách khéo léo hơn.

4. Chia sẻ thông tin về bản thân

Nếu bạn có điều gì đó thú vị thì nên chủ động chia sẻ chúng luôn chứ đừng chờ được hỏi thì mới nói. Điều đó sẽ tạo nên sự thân thiện trong khi giao tiếp và mở ra chủ đề mới cho người đối diện nói theo bạn. Ví dụ như: "Tuần vừa rồi tôi vừa nuôi thêm một con mèo." Hay "Nhóc nhà tôi tuần vừa rồi đã biết đi xe đạp rồi đấy."…

Theo nghiên cứu thì đa phần mọi người đều muốn được biết thêm về cuộc sống của người xung quanh mình nên việc chia sẻ về cuộc sống riêng tư cũng sẽ giúp tạo mối quan hệ gần gũi hơn.

Ngoài ra, khi chia sẻ về bản thân, bạn cũng đã giúp những người đang nói chuyện với mình có thêm thông tin, thêm chủ đề để khơi gợi và làm cuộc hội thoại trở nên thú vị hơn.

5. Sử dụng cử chỉ thân thiện khác

Không chỉ quan tâm tới nội dung cuộc nói chuyện mà ngay cả các cử chỉ thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, biểu cảm khuôn mặt… cũng thể hiện khá nhiều điều và giúp duy trì cuộc nói chuyện.

Ví dụ như khi nói chuyện, hãy nhìn vào người đối diện để thể hiện sự quan tâm đối với những gì mà họ đang chia sẻ. Khi nói chuyện điện thoại, hãy thể hiện sự thân thiện của mình bằng tiếng cười… Những cử chỉ thân thiện đó sẽ làm người nghe cảm thấy hứng thú tiếp chuyện với bạn và cuộc đối thoại sẽ trở nên mềm hơn, thoải mái hơn rất nhiều.

Hải Đăng

Cùng chuyên mục
XEM