Người xưa mách cách thu hút tài lộc của đàn ông sau tuổi 35: KHÔNG đặt 2 mục tiêu, tiên quyết 1 THÁI ĐỘ
Sự trưởng thành của con người cũng giống như sự trưởng thành của cây cối, nở hoa và kết trái quan trọng nhưng việc bén rễ lại càng quan trọng hơn.
Gần đây, tôi và một người bạn, Minh, đã trò chuyện về năm 2023 vừa trôi qua. Anh ấy tóm gọn lại trong bốn từ - công việc bận rộn. Anh ấy bận rộn cả năm nhưng công việc vẫn không tiến triển, vì lo lắng nên thường xuyên mất ngủ và ăn uống quá độ.
Thực tế, không chỉ anh ấy, tôi nhận thấy rất nhiều người trung niên chúng ta cũng đang có cảm xúc tương tự. Bận rộn và mệt mỏi quanh năm, làm rất nhiều "việc vô ích", điều này không chỉ tiêu tốn sức lực mà còn không cải thiện được cuộc sống là bao. Về lâu về dài, điều này chắc chắn sẽ khiến con người cảm thấy chán nản, thậm chí chán ghét chính mình, không còn nhìn thấy hy vọng.
Từ góc độ tâm lý học, điều này là do cá nhân đang ở trạng thái "tiêu hao cao". Nếu một người làm việc một cách mù quáng và tiêu tốn nhiều tiền trong thời gian dài, người đó sẽ không còn cách xa tình trạng trầm cảm và lo lắng là bao.
Trong bài viết hôm nay tôi muốn chia sẻ 2 phương pháp giúp bạn tiết kiệm năng lượng tinh thần, cùng nhau đối mặt với cuộc sống theo một cách thoải mái và hiệu quả hơn.
01
Có hai mục tiêu, đừng đặt ra
Có thói quen đặt ra mục tiêu cho năm mới là một điều tốt.
Nhưng điều thú vị là mục tiêu của một số người dường như là để đánh bại và lạm dụng bản thân.
Khi nói về kế hoạch cho năm 2024, một trong những kế hoạch của Minh là "chạy".
Bởi vì anh ấy thấy gần đây tôi thường đăng thành tích chạy bộ của mình và cho rằng điều đó rất tốt nên muốn thi đua với tôi.
Tuy nhiên, khi anh ấy cố gắng chạy 10km vào hai ngày trước, anh ấy đã bỏ cuộc.
Tôi nói: "Cậu mới bắt đầu chạy, chuyện đó bình thường thôi."
Nhưng Minh lại nói: "Không được, thành tích hiện tại của tôi quá xấu hổ, tôi phải nhanh chóng cải thiện!"
Vì vậy, anh ấy dự định cuối tuần sẽ hoàn thành 10km, nói một cách dứt khoát và có vẻ tràn đầy tinh thần chiến đấu.
Nhưng tôi cảm thấy có gì đó không ổn.
Một tuần sau, khi hỏi tới chuyện này, anh ấy lại ậm ừ và nói rằng mình không chạy.
Lúc này, tôi dường như đã hiểu tại sao năm ngoái anh ấy lại gặp khó khăn.
"Chạy" là hình ảnh thu nhỏ cuộc sống thường ngày của Minh, khi đặt ra mục tiêu, phương hướng của anh ấy đã sai.
Có hai điểm chính
1. Sao chép mục tiêu
Thực ra Minh không biết nhiều về chạy bộ, anh ấy chỉ nhìn thấy tôi chạy và cảm thấy như vậy là tốt cho sức khỏe nên đã coi đó là mục tiêu của mình.
Nhưng thực tế là anh ấy còn nhiều việc khác phải giải quyết trong cuộc sống, và anh ấy không thích chạy bộ nhiều tới như vậy, một mặt rất khó dành thời gian cho việc chạy bộ, mặt khác anh ấy không thể tận hưởng trong quá trình chạy.
Và việc sao chép một cách mù quáng mục tiêu của người khác có thể dễ dàng phá vỡ nhịp sống của chính bạn.
2. Đặt tiêu chuẩn cao về mặt cảm xúc
Minh bất mãn với kết quả chạy hiện tại nên đặt ra mục tiêu vượt quá khả năng của mình.
Lúc này, anh ấy đặt mục tiêu bằng cảm xúc, không cân nhắc liệu bản thân có thực sự đạt được hay không mà chỉ nghĩ "Tôi chỉ hài lòng nếu chạy được 10 km".
Nhưng vì quá khó nên cuối cùng, anh ấy vẫn không thể đạt được.
Trên thực tế, nhiều người có xu hướng rơi vào hai sai lầm này. Nghĩ rằng chỉ cần tôi có nhiều mục tiêu hơn và tiêu chuẩn cao hơn thì tôi có thể trở nên tốt hơn.
Trên thực tế, điều đó sẽ chỉ làm tăng thêm áp lực cho bản thân, và cuối cùng họ thường không đạt được mục tiêu, điều này lại họ mệt mỏi và chán nản. Ngược lại, mục tiêu phù hợp phải liên quan chặt chẽ đến cuộc sống hiện tại của bản thân và nó cần có thể đạt được.
Trong trường hợp của tôi, tôi chọn chạy vì nó giúp tôi thư giãn và mang lại cho tôi năng lượng. Khi mới bắt đầu chạy bộ, mục tiêu tôi đặt ra rất thấp, chỉ cần nỗ lực một chút là có thể đạt được nên tôi mới có thể kiên trì tới cuối cùng.
Vì vậy, bạn có thể nhìn lại các mục tiêu của mình từ góc độ này, xóa bỏ những mục tiêu không liên quan nhiều đến cuộc sống hiện tại và quá khó khăn, đồng thời tập trung làm những việc quan trọng và nằm trong khả năng của bạn để có thể đạt được gấp đôi kết quả chỉ với một nửa nỗ lực.
02
1 điều tiên quyết: Tôn trọng nhịp sống
Bộ phim Trung Quốc có tên "Trường An 30.000 dặm" là một trong những bộ phim tôi yêu thích nhất năm 2023. Truyện kể về những văn nhân thời Đường theo đuổi lý tưởng của mình, bộ phim để lại cho tôi một cảm ngộ: Mỗi một cá nhân, cách hiện thực hóa lý tưởng của bản thân, lại thường là độc nhất vô nhị, là bất ngờ và chứa đựng đầy những tiếc nuối.
Cao Thích (một nhà thơ nổi tiếng thời Đường) mắc tật nói lắp từ nhỏ, tuy có võ nghệ và có tham vọng phục vụ đất nước nhưng sau khi lang bạt khắp nơi, ông nhận thấy mình không tìm được cơ hội nào để hiện thực hóa tham vọng của bản thân. Ông vừa lo lắng vừa chán nản, sau một lần uống rượu với Lý Bạch, ông bộc bạch, cảm thấy ai cũng có năng lực và hoài bão, vậy thì bản thân cũng không nên sống như hiện tại.
Nữ kiếm khách, Bùi Thập Tam, đi cùng đề nghị đấu võ với Cao Thích, nhưng Cao Thích đã thua. Lúc này, Cao Thích nhận ra rằng núi cao còn có núi cao hơn, đồng thời cũng chấp nhận một sự thật tàn khốc: mọi thứ trên đời đều không thể như ý muốn của bản thân.
Khi không còn áp lực, lo lắng trong lòng, chứng nói lắp của ông biến mất một cách kỳ diệu. Cao Thích không hề dập tắt ngọn lửa trong lòng mà trở về quê hương, chăm chỉ học hỏi, tiếp tục trau dồi võ thuật và tập trung làm những gì bản thân có thể.
Sau đó, ông chọn gia nhập quân đội và dần dần bắt đầu thu hút sự chú ý của mọi người với tư cách là một nhà thơ nơi biên cương.
Nhiều năm sau, cuộc nổi loạn An Sử nổ ra, triều đình đang rất cần nhân tài. Lúc này, Cao Thích dù đã có tóc bạc, nhưng chỉ trong nửa năm, ông đã được thăng từ quan bát phẩm lên làm thống đốc Hoài Nam, chịu trách nhiệm dập tắt cuộc nổi loạn. Cuối cùng, ông cũng có cơ hội thực hiện hoài bão phục vụ đất nước, nhưng mọi thứ lại rất khác so với những gì ông tưởng tượng.
Mỗi người, cuối cùng sẽ nhận ra chính bản thân theo cách riêng của mình, cùng với một chút tiếc nuối. Chúng ta thường lo lắng vì cảm thấy cuộc sống có một quỹ đạo phát triển bắt đầu với chữ "cần được"…
Mục tiêu cần đạt được, tiêu chuẩn cần tuân theo… Cho rằng một khi không làm được điều đó, chúng ta sẽ kết luận rằng bản thân vô dụng và không đáng được ghi nhận. Thực tế là cách nhận thức về bản thân của mỗi người thường không có chuẩn mực và không thể đoán trước được.
Năm 2023, nam diễn viên Hồng Kông, Lưu Thanh Vân lần thứ ba đăng quang ảnh đế Kim Tượng. Anh từng được mệnh danh là "nam diễn viên có nhiều đề cử nhất" (17 lần), kể từ năm 1994, anh đã nhiều lần được đề cử giải Kim Tượng nhưng phải đến năm 2007 anh mới giành được giải thưởng đầu tiên.
Anh đã từng lo lắng và đau đáu về điều này. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn, anh nói: "Sau này tôi mới nhận ra rằng thứ mình yêu thích là điện ảnh và diễn xuất, điều quan trọng là phải làm tốt điều mình yêu thích, không cần quá lo lắng về việc mình có giành được giải thưởng hay không."
Khoảnh khắc đó, anh có lẽ đã sớm chấp nhận sự vô thường của vạn vật. Thái độ sống ấy chính là điều mang tới may mắn, và thành công cho anh.
Trên thực tế, sự trưởng thành của con người cũng giống như sự trưởng thành của cây cối, nở hoa và kết trái quan trọng nhưng việc bén rễ lại càng quan trọng hơn. Khi làm tốt những việc trước mắt, chúng ta đang tập trung vào việc bén rễ, hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển bản thân.
Mưa gió bên ngoài thất thường nhưng khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây sẽ lớn lên, đơm hoa và kết trái. Hãy ngừng lo lắng về sự lạc hậu hay thụt lùi tạm thời, bởi chúng ta thực ra vẫn đang tiến về phía trước, với mỗi một bước đi…