Người xưa: Gặp cao nhân, phải cao minh; gặp tiểu nhân, phải tinh khôn
Nói năng là một môn nghệ thuật, người biết cách ăn nói, luôn biết khi nào, gặp ai thì nên nói cái gì. Còn nếu không thì “im lặng là vàng”, bởi lẽ, họa đều từ miệng mà ra.
Thế gian này, rất nhiều thị phi đều đến từ lời nói, một lời nói có thể dập họa, nhưng một lời nói đó thôi cũng có thể rước họa vào thân.
Bàn về lời nói, Quỷ Cốc Tử từng nói rằng:
"Dư tri giả ngôn y vu bác, dư bác giả ngôn y vu biện, dư biện giả ngôn y vu yếu, dư quý giả ngôn y vu thế, dư phú giả ngôn y vu cao, dư bần giả ngôn y vu lợi, dư tiện giả ngôn y vu khiêm, dư dũng giả ngôn y vu cảm, dư xuẩn giả ngôn y vu nhuệ."
Đơn giản mà nói thì chính là: gặp người như nào, nói lời như vậy. Chẳng hạn như, nói chuyện với kẻ trí thì phải nói sao cho uyên bác, nói chuyện với người uyên bác thì nói phải có chứng có cứ…
Nói năng là một môn nghệ thuật, người biết cách ăn nói, luôn biết khi nào, gặp ai thì nên nói cái gì.
Còn nếu không thì "im lặng là vàng", bởi lẽ, họa đều từ miệng mà ra.
Gặp cao nhân, phải cao minh
Có câu: "Bệnh vào từ mồm, họa ra từ miệng."
Có một câu chuyện như sau:
Tào Tháo vì từng giết Đổng Trác nên kể từ đó về sau, ông kị nhất là bị người thân thiết bên cạnh ám hại.
Vì để "diệt trừ hậu họa", Tào Tháo đã nghĩ ra một kế hoạch. Ông nói với thị vệ hầu cạnh mình rằng:
"Ta sợ mình giết người trong mơ, vì vậy khi mà ta đang ngủ, tuyệt đối đừng đến gần ta."
Một buổi tối nọ, khi Tào Tháo đang ngủ thì bị lăn xuống đất, người thị vệ trông thấy vậy liền chạy lại đỡ rồi đắp lại chăn cho Tào Tháo.
Nhưng sau đó, Tào Tháo bỗng đứng dậy rút kiếm ra giết chết người thị vệ, rồi lại quay vào giường ngủ.
Sáng hôm sau, Tào Tháo kinh ngạc, hỏi người bên cạnh:
"Ai đã giết thị vệ của ta?"
Mọi người thành thật khai báo, Tào Tháo khóc lóc đau đớn, lệnh cho thuộc hạ an táng người thị vệ, đồng thời ra vẻ hối hận vì sai lầm khi giết người trong khi ngủ của mình.
Tất cả mọi người đều cho rằng Tào Tháo mộng du nên giết người, chỉ mình Dương Tu trong tang lễ cảm thán, thương xót cho người thị vệ:
"Ai cũng nói Thừa tướng ở trong mộng, thiết nghĩ ngươi mới chính là người trong mộng ấy."
Tào Tháo nghe xong, âm thầm căm ghét Dương Tu.
Dương Tu tuy thông minh tuyệt đỉnh, nhưng lại không biết nề hà hay cả nể ai, lời nói của mình sẽ gây ra hậu quả gì, bản thân ông cũng không biết.
Sau này, thêm một sự cố châm dầu vào lửa nữa mà Tào Tháo lấy cớ giáng cho Dương Tu tội nhiễu loạn lòng quân rồi diệt trừ ông để hả giận.
Quỷ Cốc Tử từng nói: "Ngôn đa tất hữu số đoản chi xử"
"Chu Tử gia huấn" cũng viết: "Xử thế giới đa ngôn, ngôn đa tất thất."
Đại ý của cả hai câu nói trên đều là người nhiều lời, ắt có sự khinh xuất, sơ hở trong lời nói có thể rước họa vào thân, khiến người khác sinh lòng oán hận.
Ngược lại, ngôn ngữ lời nói thận trọng, có thể đổi lại được cuộc đời bình an, mới là phúc khí đích thực của một người.
Gặp cao nhân, nói lời phải cao minh, không nói được thì đừng nhiều lời, bớt nói lại, cùng lắm là "im lặng là vàng", cũng đừng động chạm đến điểm yếu hay "chỗ đau" của người khác.
Gặp tiểu nhân, phải tinh khôn
Lincoln từng nói một câu như này:
"Bất cứ những ai quyết tâm gặt hái thành tựu đều không muốn lãng phí thời gian vào việc tranh cãi. Kết quả của tranh cãi sẽ chỉ là sự nóng giận, mất kiểm soát bản thân, hậu quả khó mà gánh nổi."
Thay vì tranh cãi với khuyển, chi bằng nhường nó một bước.
Nếu bị nó cắn một phát, dù bạn có đánh chết, thì vết thương của bạn cũng không thể lành.
Đừng tranh cãi với người không cùng tầng tri thức, giá trị quan với mình, bởi lẽ dù bạn có nói nhiều ra sao, thì với họ, cũng chẳng là gì.
Một ngày nọ của hơn 2000 năm trước, Khổng Tử khi đó đang nghỉ trưa, tiếng cãi nhau om sòm bên ngoài khiến ông phải thức giấc.
Tử Cống, học trò của Khổng Tử, khi đó đang tranh cãi với một người về vấn đề là một năm có 3 hay 4 mùa, hai bên cãi nhau tới đỏ mặt tía tai, không ai chịu nhường ai.
Tử Cống cho rằng một năm có 4 mùa, người còn lại lại kiên quyết rằng một năm chỉ có 3 mùa, nói Tử Cống ăn nói linh tinh.
Không Tử nghe xong, đi từ phòng nghỉ ra, Tử Cống bức xúc muốn nhờ thầy nói lý hộ mình.
Khổng Tử nói: "1 năm chỉ có 3 mùa."
Người kia vui vẻ hành lễ với Khổng Tử rồi cười đắc ý ra về.
Tử Cống tủi thân, rõ ràng là hắn ta sai nhưng sao sư phụ lại đứng về phía hắn.
Khổng Tử đáp:
"Châu chấu nơi đồng ruộng sinh ra vào mùa xuân, chết vào mùa thu thì làm sao thấy được mùa đông, hà cớ gì phải tranh cãi với người không có kiến thức?"
Tranh cãi với người không cùng tầng tri thức, dù có cãi nhau 3 ngày 3 đêm họ cũng sẽ không thể hiểu ra được vấn đề, không phải đạo lý của bạn không đúng mà là đối phương căn bản là không hiểu bạn đang nói gì.
Tranh cãi với những người như vậy là ngốc, sai không ở đối phương, mà là do bạn hồ đồ.
Nói chuyện phải tùy người mà linh hoạt lên một chút, tùy cơ ứng biến, gặp người nào thì nói lời ấy, gặp núi nào hát bài đó.
Gặp tiểu nhân, phải tinh khôn, nói chuyện với người không cùng đẳng cấp với mình, không tranh cãi là trí tuệ.
Nói chuyện là một môn nghệ thuật, đồng thời cũng là một việc độc lập, bởi lẽ, phương thức nói chuyện khác nhau sẽ cho ra những hiệu quả khác nhau, nó cần chúng ta trong cuộc sống, không ngừng hấp thụ kinh nghiệm, biết khi gặp ai thì nên nói gì, trong trường hợp nào thì nói những lời ra sao.
Một người thực sự khôn ngoan có thể kết nối với người khác thông qua lời nói, hóa giải thị phi, có được những mối quan hệ cá nhân, xã giao tốt, mở đường cho sự nghiệp và cả cuộc sống.