Người thành công giỏi kiểm soát stress, riêng điều số 3 chỉ khi hiểu đúng bản thân thì mới có thể vượt qua được
Các nhà khoa học thần kinh đã từng chứng minh rằng chúng ta ai cũng đều có khả năng tự nhận thức bản thân bằng hình thức tự phản chiếu. Hiểu đúng về bản thân là bước đầu trong việc tạo ra cuộc sống mà bạn mong muốn
Theo một cuộc thăm dò thực hiện bởi ComPsych, một công ty chuyên cung cấp các chương trình trợ giúp và các dịch vụ về nguồn nhân lực, có khoảng 59% số người tham gia cuộc khảo sát cho biết họ đang trong tình trạng "cực kỳ stress". Song, đâu là lý do khiến họ lại rơi vào tình trạng stress cực độ như vậy?
Thông qua những kết quả thu thập được thì dưới đây là ba trong số những nguyên nhân chính khiến cho người lao động rời vào trạng thái căng thẳng: quá tải (39%), vấn đề con người (31%) và không cân bằng được cán cân công việc – cuộc sống (19%).
Sẽ luôn có những deadline, những cuộc họp và những thử thách gắn liền với những trọng trách, nhưng tất cả không phải là nguyên nhân chính gây ra tình trạng căng thẳng cực độ. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tốt những cơn stress nếu biết chủ động áp dụng một số phương pháp sau.
Dù đó chỉ là một thay đổi nhỏ, nhưng đảm bảo bạn sẽ không khỏi bất ngờ bởi sự khác biệt lớn mà chúng đem lại. Dưới đây là một số bí kíp xua tan đi những nỗi lo lắng và căng thẳng mà bạn đang phải đối mặt nơi công sở:
Yếu tố gây căng thẳng thứ nhất: quá tải
Thay đổi nhỏ: vào mỗi sáng, hãy viết xuống những thứ tự ưu tiên của mình trong ngày
Xác định được đâu là những công việc quan trọng nhất chính là chìa khóa giúp bạn giảm thiểu tình trạng căng thẳng và gia tăng năng suất làm việc. Không thể phủ nhận rằng, tất cả những công việc trong agenda của bạn đều trông có vẻ rất khẩn cấp. Thế nhưng, trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể (và nên như vậy) sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trong ngày của mình. Hãy bắt đầu bằng việc đánh giá tình trạng khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc rồi hẳn bắt tay vào công việc.
Nếu như bạn có "linh cảm" rằng mình chuẩn bị bỏ lỡ deadline, thế thì đừng im lặng. Thay vào đó, hãy lên tiếng và trình bày với sếp của bạn. Giải thích rõ với họ về khối lượng công việc mà bạn đang phải giải quyết, đồng thời đưa ra lý do vì sao bạn có thể trễ deadline này. Và bạn sẽ phải biết ơn mình vì điều đó!
Yếu tố gây căng thẳng thứ hai: vấn đề con người
Thay đổi nhỏ: Tận dụng những cuộc họp hoặc những lúc chỉ có hai người để tìm hiểu về đối phương
Việc giao tiếp và làm việc với những đồng nghiệp mà bạn chưa hiểu rõ rất có thể sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng. Hàng loạt câu hỏi sẽ xuất hiện trong đầu bạn, chẳng hạn như "Kế hoạch của họ là gì?", "Họ sẽ phản ứng như thế nào trước lời đề nghị từ bạn?", "Họ lo ngại điều gì?". Trong trường hợp này, lời khuyên tốt nhất mà bạn nên áp dụng đó là tận dụng những cuộc họp hoặc những giây phút chỉ có bạn và họ để tìm hiểu về đối phương.
Khi bạn khuyến khích người khác chia sẻ những gì mà rất có thể họ sẽ giấu cho riêng mình, đó cũng là giây phút mà bạn có thể tìm được những ý tưởng hoặc giải pháp mới lạ. Không những thế, việc chủ động trong cuộc hội thoại còn giúp người kia cảm thấy được quan tâm và lắng nghe.
Yếu tố gây căng thẳng thứ ba: không cân bằng được cán cân công việc – cuộc sống
Thay đổi nhỏ: trong lúc tản bộ hoặc nghỉ ngơi, hãy nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống và nghĩ về điều bạn muốn thay đổi
Thật khó để có thể đạt được và duy trì trạng thái cân bằng giữa công việc – cuộc sống, nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể.
Nếu bạn đang cảm thấy mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc, vậy thì hãy lùi một bước, nhìn lại những gì đã xảy ra và xác định xem có bất cứ điều gì mà bạn cần nên thay đổi hay không. Sau đó, hãy đánh giá một cách khách quan về những khó khăn và thách thức mà bạn đang mắc phải, xem xét lại những thành công mà bạn từng gặt hái và khẳng định lại những niềm tin, hy vọng mà bạn đã và đang theo đuổi.
Các nhà khoa học thần kinh đã từng chứng minh rằng chúng ta ai cũng đều có khả năng tự nhận thức bản thân bằng hình thức tự phản chiếu. Hiểu đúng về bản thân là bước đầu trong việc tạo ra cuộc sống mà bạn mong muốn. Từ đó, bạn mới có thể xác định được đúng đam mê, tố chất của mình để đưa ra những quyết định đúng đắn trên con đường sự nghiệp.
(Thrive Global, barcode)