Người Pháp thay đổi văn hóa thân mật vì Covid-19: Lúng túng đứng cách nhau 2m và chào to
Đối với người Pháp, đây là khoảng thời gian không dễ dàng bởi Pháp là quốc gia vô cùng thân mật nhưng cách ly xã hội giờ đây là quy luật hàng ngày.
Đường phố Paris vắng tanh. Mọi nhà hát và rạp chiếu phim tắt đèn. Các quán cà phê, nhà hàng và bảo tàng đều đóng cửa. Những công viên và sân chơi thì vắng người chơi.
Theo hãng tin CNN, tình trạng trên xảy ra do chính phủ Pháp đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc, hạn chế di chuyển. "Mọi người đều nhìn bạn với ánh mắt nghi ngờ. Đây có phải là người sẽ lây bệnh cho tôi? Tôi sẽ lây bệnh cho người này? Hơn tất cả, không khí ở đây rất, rất buồn".
Ở nông thôn, người dân thường chào nhau bằng cách "les bise", hôn má truyền thống. Nhưng giờ đây, họ lúng túng đứng cách nhau hai mét và nói to. Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đang khiến mọi người lo lắng, bất an và buộc phải có cách thức chào hỏi thay thế nếu tiếp xúc từ xa.
Đối với người Pháp, đây là khoảng thời gian không dễ dàng bởi Pháp là quốc gia vô cùng thân mật nhưng cách ly xã hội giờ đây là quy luật hàng ngày.
Không giống như một số quốc gia, mọi người thường ra ngoài để đặt nhiều đồ ăn thức uống trong thời gian ngắn nhất có thể, còn ở đây bữa ăn kéo dài càng lâu càng tốt vốn là tiêu chuẩn chung. Bạn phải có thời gian để nói chuyện, cười đùa, thấu hiểu và đồng cảm. Đó là một phần của văn hóa.
Người dân ở ngoại ô Paris giữ khoảng cách khi gặp nhau. Ảnh: CNN
Virus này đã chấm dứt điều đó. Trên truyền hình, các chuyên gia tâm thần học đang cảnh báo về sự gia tăng suy nghĩ tiêu cực và bạo lực gia đình trong thời gian phong tỏa, các chuyên gia đang nỗ lực tư vấn cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để nhận được sự giúp đỡ về sức khỏe tâm thần.
Nhịp sống bình thường ở Pháp vốn là chuỗi thú vị vô tận. Các trò giải trí tiêu khiển ở khắp mọi nơi. Người ta luôn luôn có một cái gì đó để làm. Nhưng Covid-19 đã tạm dừng điều đó, ít nhất là tạm thời. Cuộc sống giờ đây có nguy cơ trở thành điều người Pháp không thể chịu đựng được - nhàm chán.
Một phần của văn hóa là L'esprit d'equipe, làm việc nhóm theo cách gọi của người Pháp, cùng chia sẻ ý tưởng, thử thách và giải quyết các vấn đề. "Đó là cách người Pháp xử lý công việc. Tinh thần hợp tác đó vẫn tồn tại ... nhưng những ngày này họ chỉ thông qua các cuộc họp video".
Trong cuộc trò chuyện với những người lớn tuổi ở vùng nông thôn Pháp, Nicholas Christakis, Giáo sư tại Đại học Yale cho biết, họ nhận thấy tình hình hiện tại ở vùng nông thôn Pháp có điểm giống thời Thế chiến thứ II khi người dân bị kẹt trong làng do chiến tranh.
Thời chiến, nhu yếu phẩm thiết yếu thiếu hụt nhưng trong cuộc khủng hoảng lần này dù không xuất hiện sự khan hiếm đó, thậm chí người dân còn được cung cấp giấy vệ sinh trong chín tháng nhưng có ít nhất một điểm chung: Tình hình sẽ chấm dứt khi nào. Biện pháp phong tỏa có thể diễn ra lâu hơn nhiều so với sự tưởng tượng của người dân.
Mặc dù vậy, khi phải đối mặt với khủng hoảng hoặc thiên tai hoặc nhu cầu rõ ràng, xã hội Pháp rất nhanh đạt được sự đồng thuận. Chỉ trong vài ngày qua, một cuộc thăm dò dư luận đã chỉ ra rằng 93% tin rằng các biện pháp hạn chế cứng rắn là cần thiết, 54% tán thành cách chính phủ xử lý công việc. Và đáng chú ý, mặc dù trước đó các cuộc biểu tình phản đối chính phủ đã diễn ra nhưng ở thời điểm hiện tại, điểm tín nhiệm của Tổng thống Emmanuel Macron đã tăng 13 điểm - tương đương 51% sự ủng hộ của công chúng.