Người khôn: Cao ở nhẫn, quý ở nhường và tâm tại thiện

13/07/2020 10:15 AM | Sống

Nhẫn, không phải vì hèn nhát, nhẫn được một lúc, sóng yên biển lặng ở ngay trước mắt; nhường, không phải là chùn chân, nhưng phàm là nhường thì trời rộng sông dài sẽ ở ngay dưới chân; thiện, không phải vì nhu nhược, hạnh phúc và may mắn sẽ tìm tới gõ cửa.

Cao nhận thực sự đều hiểu rằng "cao ở nhẫn, quý ở nhường và tâm tại thiện", dĩ nhân vi thiện, khiêm tốn nhẫn nhượng, mới là phương pháp đối nhân xử thế đúng đắn.

1. Nhẫn, là dung, cũng là trí

Vào thời Đường, ở Sơn Đông, Trung Quốc có một ông lão tên Trương Công Nghệ, mọi người gọi ông là Trương Công. Gia đình của ông khi đó đã là cửu đại đồng đường, mấy trăm người cùng ở với nhau, nhưng hàng xóm xung quanh lại chưa từng nghe thấy nửa câu cãi nhau nào phát ra từ nhà họ, cả nhà luôn sống rất hòa thuận và đầm ấm.

Chuyện này sau khi đồn tới Trường An, Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã ban thưởng cho Trương Công hai quả dứa được cống tiến trước đó, mục đích là muốn xem xem họ sẽ làm gì với hai quả dứa này.

Trương Công sau khi nhận được hai quả dứa đã đặt nó lên nơi trang trọng rồi cùng cả gia đình cúi đầu tạ ân, sau đó đích thân trai giới 3 ngày. Tiếp đó, ông dặn dò cô cháu dâu đời thứ 7 nghiền nát hai quả dứa này ra rồi đổ vào nồi nấu thành cháo, rồi ông đích thân đong cho mỗi người một thìa, vậy là cả nhà từ lớn đến bé ai cũng được ăn.

Đường Thái Tông sau khi biết chuyện đã rất vui mừng, triệu Trương Công vào điện, trực tiếp thỉnh giáo đạo trị gia của Trương Công. Trương Công xin hoàng thượng giấy bút, một hồi sau, ông trình tờ giấy lên cho hoàng thượng.

Đường Thái Tông xem, thấy cả tờ giấy dày đặc duy nhất một chữ "nhẫn", viết tới 100 lần. Đường Thái Tông nhanh chóng nhận ra: trị gia cần nhẫn, trị quốc cũng cần nhẫn.

"Nhẫn" ở đây là "nhẫn nhường", ý chỉ sự nhường nhịn, không tranh giành, hòa hợp và bao dung lẫn nhau.

Người xưa nói, nhỏ không nhẫn ắt loại đại mưu, đây mới là đạo xử thế của kẻ trí.

Người khôn: Cao ở nhẫn, quý ở nhường và tâm tại thiện - Ảnh 1.

2. Nhường, là phẩm, cũng là đức

Trong lịch sử Trung Quốc có câu chuyện Ngô Thái Bá 3 lần nhường thiên hạ. Thái Bá là con trai của Chu Thái Vương, là anh trai của Quý Lịch, Quý Lịch là người vô cùng kiên đức, con trai của Quý Lịch là Cơ Xương, sau này được người đời tôn là thánh nhân.

Chu Thái Vương muốn Quý Lịch nối ngôi vương, Thái Bá sau khi biết chuyện, đã cùng em trai là Trọng Ung về phía Nam sinh sống. Họ làm giống như người bản địa, xăm hoa văn lên người, cắt tóc, cắt đứt liên hệ, tỏ ý sẽ không quay về cung nữa.

Ngô Thái Bá nhường thiên hạ xuất phát từ thành ý, hoàn toàn vì nghĩ tới bá nghiệp của nước Chu, can tâm tình nguyện làm theo mong muốn của cha. Có lẽ người thời nay cho rằng ông làm vậy là ngốc nghếch, vì khiêm nhường (khiêm tốn và nhường nhịn) mà đánh mất đi lợi ích vô cùng lớn lao của mình trước mắt.

Nhưng ngược lại, nếu cứ đu đưa tranh đoạt hoàng vị với em trai tới cùng, cho dù sau này có được vị trí chí tôn cửu đỉnh đi chăng nữa thì cũng chưa chắc đã được lòng dân, được người trong thiên hạ thật tâm phục tùng.

Có câu "cao một bước là lập thân, nhường một bước là xử thế", nếu cứ chỉ chăm vào tính toán lợi ích, quá tham lam, thứ tổn thương sẽ là tình cảm đôi bên. Còn khiêm nhường, lùi một bước, lại giống như bồn tụ bảo, vừa thu phục được lòng người, vừa giữ được tiếng thơm.

Kẻ khiêm nhường đem sự sắc bén của mình giấu đi, nhưng đạo đức và trí tuệ lại được đà toát ra. Chính nhờ sự lùi bước của người khiêm nhường, mưa sa bão táp, đao quang kiếm ảnh, mọi thứ đều biến thành làn gió xuân ấm áp, đem lại cho thế giới sự hòa bình và tốt đẹp.

Người khôn: Cao ở nhẫn, quý ở nhường và tâm tại thiện - Ảnh 2.

3. Thiện, là gốc, cũng là bản

Năm 1996, Ku Klux Klan (KKK), mộ tổ chức cho rằng người da trắng là dân tộc thượng đẳng, đã tổ chức một cuộc tuần hành tại một thị trấn ở Michigan, Hoa Kỳ, tuy nhiên hàng trăm người dân của thị trấn đã có mặt để phản đối sự có mặt của tổ chức này, cảnh sát chống bạo động thậm chí đã phải sử dụng hơi cay để bảo vệ các thành viên của tổ chức này.

Khi có người trông thấy trong đám đông có một người đàn ông da trắng mặc bộ quần áo có lá cờ Liên minh các bang miền Nam Hoa Kỳ và các hình xăm mang nội dung ủng hộ phát xít Đức trên cánh tay, đại diện cho sự phân biệt chủng tộc, đám đông đã điên cuồng lao vào đánh người đàn ông này vì cho rằng ông ủng hộ KKK trong khi không biết thực hư ra sao.

Khi đó, Keshia Thomas, một cô gái người da đen đã không màng nguy hiểm lao vào bảo vệ người đàn ông da trắng kia.

Trong cuộc phỏng vấn, cô nói: "Khi ở trong một đám đông, mọi người sẽ có khuynh hướng làm ra những chuyện mà họ sẽ không bao giờ làm. Lúc này, buộc phải có một người đứng ra và nói: "Làm vậy là không đúng".

Trong phần lớn các trường hợp, người lương thiện không làm việc xấu, không phải vì họ không biết làm, mà bởi vì họ tốt bụng, nên họ không muốn làm ra những điều xấu xa.

Nhiếp ảnh gia khi chụp lại được bức ảnh đó cũng đã nói: "Cô ấy mạo hiểm tính mạng mình để bảo vệ anh ấy, theo tôi nhận thấy, sẽ chẳng có ai sẵn sàng làm những chuyện tương tự như vậy vì cô ấy."

Người khôn: Cao ở nhẫn, quý ở nhường và tâm tại thiện - Ảnh 3.

Bức ảnh cô gái liều mình bảo vệ người đàn ông da trắng

Khi bảo vệ người đàn ông da trắng bị ngộ thương, cô ấy có đau không?

Bản thân cô khi trả lời phỏng vấn của kênh BBC cũng nói rằng: "Tôi biết là sẽ rất đau đớn, nhưng rất nhiều lần khi chuyện đó xảy ra với tôi, tôi đã mong ước có ai đó đứng lên bảo vệ mình."

Biết là rất đau, nhưng vì sao cô ấy vẫn làm?

Đáp án chính là lòng tốt. Người lương thiện, luôn đặt sự tốt bụng lên hàng đầu, họ lan tỏa sự ấm áp và tình yêu thương của mình, họ toàn tâm toàn ý với những người xung quanh.

"Khi bạn bắt buộc phải lựa chọn giữa đúng đắn và lương thiện, hãy lựa chọn lương thiện", bởi lẽ lương thiện, là bản tính, là một sự lựa chọn, là ánh sáng mặt trời vĩnh cửu trong bản tính của con người.

A Độ

Cùng chuyên mục
XEM