Người Do Thái đến ngân hàng vay 1 đô la khiến quản lý ngỡ ngàng: Tưởng là "gà" ai ngờ bị biến thành "thóc" lúc nào không hay
Người Do Thái quan niệm rằng trí tuệ mới chính là của cải. Nhờ vậy, họ có cách giáo dục và tư duy khác biệt hoàn toàn so với số đông còn lại.
Cách gửi tiền khôn ngoan của người Do Thái
Một người Do Thái bước vào một ngân hàng ở New York, đi đến bộ phận cho vay, và ngồi xuống một cách nghiêm túc.
"Có chuyện gì vậy, thưa ông?", người quản lý cho vay hỏi. Đồng thời anh cũng quan sát người đàn ông này và thấy rằng ông ta đang khoác trên mình bộ vest sang trọng, giày da cao cấp, đồng hồ đắt tiền và kẹp cà vạt nạm ngọc.
- Tôi muốn vay một ít tiền
- Được rồi, ông muốn vay bao nhiêu?
- Một đô la
- Chỉ một đô la?
- Đúng vậy, chỉ cần vay một đô la. Như vậy có được không?
- Đương nhiên, chỉ cần có bảo đảm, ông muốn thêm cũng không thành vấn đề
Kế tiếp đó, người Do Thái lấy ra một đống cổ phiếu, từ trong chiếc ví sang trọng của mình và đặt nó trên bàn của người quản lý:
- Tổng cộng là 500.000 đô la, đủ chưa?
- Tất nhiên! Nhưng ông thực sự đến chỉ để vay một đô la?
- Đúng vậy, nói xong, người đàn ông Do Thái cầm lấy đồng một đô la.
Người quản lý nhắc nhở chỉ cần trả lãi 6% và trả lại sau một năm thì ông có thể nhận lại 500.000 đô la này.
- Cảm ơn - người Do Thái nói xong liền quay đi chuẩn bị rời khỏi ngân hàng.
Giám đốc chi nhánh nhìn người đang đi ra và không hiểu làm tại sao một người có 500.000 đô la lại đến ngân hàng để vay 1 đô la? Anh ta vội vàng đuổi theo và nói với người Do Thái và hỏi lý do.
Kết quả, ông anh ta nhận được câu trả lời như sau: "Tôi đã hỏi một số ngân hàng trước khi đến ngân hàng của anh. Tuy nhiên, két an toàn của họ rất đắt. Vì vậy, tôi sẽ cất những cổ phiếu này trong ngân hàng của bạn. Tiền thuê ở đây rẻ hơn nhiều, một năm chỉ tốn 6 xu".
Việc cất giữ các vật có giá trị thường được để trong két an toàn ở ngân hàng. Đối với nhiều người, đây là lựa chọn duy nhất. Nhưng các nhà kinh doanh Do Thái đã không đi theo lẽ thường. Thay vào đó, ông chọn cách vay 1 đô la như trường hợp trên.
Thông thường, mọi người thế chấp để được vay tiền, hy vọng được vay càng nhiều càng tốt với mức thế chấp ít nhất có thể. Để đảm bảo an toàn và lợi ích cho khoản vay, ngân hàng không bao giờ cho phép số tiền vay gần với giá trị thực của tài sản thế chấp.
Do đó, thông thường họ chỉ quy định giới hạn trên của khoản vay, còn giới hạn dưới thì không. Có thể tận dụng "kẽ hở" này và thay đổi cách nghĩ để mang về lợi ích cho mình chính là sự khác biệt trong tư duy của người Do Thái.
Những người biết thay đổi ý tưởng và tư duy về vấn đề, thường sẽ nhận được nhiều cơ hội thành công hơn.
Tạo ra của cải bằng trí tuệ
Nhiều năm trước, ở trại Auschwitz, một người Do Thái đã nói với con trai của mình, sự giàu có duy nhất của chúng ta là trí tuệ, và khi ai đó nói một cộng một bằng hai, con nên nghĩ đến nhiều hơn ba. Đức Quốc xã đã đầu độc hàng trăm nghìn người ở trại Auschwitz, nhưng hai cha con vẫn sống sót.
Năm 1946, họ đến Hoa Kỳ để kinh doanh đồng ở Houston. Một hôm, người cha hỏi con trai mình giá một pound đồng là bao nhiêu? Cậu con trai trả lời là 35 xu. Người cha nói: "Đúng vậy, cả bang Texas đều biết giá đồng là 35 xu một pound. Nhưng là con trai của một người Do Thái, nên con phải nói rằng nó là 3.5 đô la".
Hai mươi năm sau, người cha qua đời, người con trai một mình điều hành tiệm bán đồng. Ông đã làm trống đồng, gia công các chi tiết trên đồng hồ Thụy Sĩ, làm huy chương Olympic, bán một pound đồng với giá 3.500 đô la. Sau này, ông trở thành chủ tịch của McCall.