Ngôi làng phát 24 tỷ đồng cho người dân ăn Tết: Hé lộ mô hình kinh tế giúp vùng nông thôn “hái ra tiền”
Nhiều ngôi làng khác cũng đã thu về khoản lợi nhuận lớn nhờ quy hoạch và phát triển nông thôn bài bản.
Sáng 1/2, tại sân làng Dương Gia, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, dân làng tập trung tại nhà văn hóa làng từ sáng sớm để tổ chức buổi chia cổ tức hàng năm.
"Gia đình chúng tôi năm nay đã nhận được tổng cộng hơn 40.000 nhân dân tệ (khoảng 140 triệu đồng) tiền cổ tức, nhờ mô hình hợp tác xã do chi bộ làng tổ chức", ông Vương Lập Dân không giấu được niềm vui trên khuôn mặt. Đây là lần thứ ba ông tham gia nhận cổ tức từ làng.
Trong cuộc họp chia cổ tức này, chi bộ làng Dương Gia đã tổ chức hợp tác xã sở hữu đất đai để chia cổ tức tổng cộng 7,45 triệu nhân dân tệ (khoảng 24 tỷ đồng), với mức cổ tức trung bình là 21.300 nhân dân tệ (hơn 70 triệu đồng), mang lại khoản thu nhập cho 251 hộ gia đình.
Hoàng Diễm Vũ, Bí thư Chi bộ làng Dương Gia, cho biết: “Năm nay về mặt quản lý, chúng tôi đã tập trung vào mọi mắt xích, chi tiết để đảm bảo không có sơ hở trong quản lý và không bị thất thoát sản lượng trong hoạt động sản xuất, nhờ đó thu nhập của tập thể và dân làng được đảm bảo”.
Trong những năm gần đây, làng Dương Gia đã tổ chức một hợp tác xã cổ phần đất đai để phát triển ngành du lịch nông làng dựa trên cơ sở quy hoạch và quản lí đất đai. Trong đó, làng đã xây dựng một tổ hợp giải trí nông nghiệp - đô thị, trong đó có cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng, ăn uống, hái lượm và các hoạt động giải trí khác. Các dự án thúc đẩy và phát triển du lịch nông làng đã không ngừng củng cố nền kinh tế tập thể và thúc đẩy người dân làng tăng thu nhập và trở nên giàu có.
Trong tương lai, làng Dương Gia sẽ tiếp tục đẩy mạnh thành lập hợp tác xã cổ phần đất đai dưới sự lãnh đạo của cán bộ làng, trên cơ sở làm tốt công tác đất đai, khởi công xây dựng suối nước nóng trong làng, tạo ra "làng Dương Gia hoàn mỹ", kết hợp trồng rau quả đặc sản và du lịch nông làng.
Trong khi đó, một ngôi làng khác ở Tế Nam cũng phát tiền mặt cho dân làng ngay tại buổi họp cuối năm âm lịch.
Cụ thể, làng Quách Chỉ, thành phố Tế Nam, đã tổ chức đại hội chia cổ tức cuối năm và phân phát phần thưởng bằng hiện vật cùng 179.600 nhân dân tệ cổ tức bằng tiền mặt cho 71 hộ gia đình. Hội nghị đã tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động của hợp tác xã trong năm, công bố thu nhập hàng năm, công bố kế hoạch chia cổ tức và đề xuất kế hoạch phát triển trong tương lai. Các thành viên mua cổ phiếu đã ký tên và điểm danh vào danh sách chia cổ tức và nhận “thưởng cuối năm”.
"Chúng tôi đã triển khai mô hình phát triển của các hợp tác xã kinh tế nông làng và thành lập Hợp tác xã chuyên nghiệp về máy nông nghiệp để trồng lúa và người dân nhận được cổ tức làng qua chuyển nhượng đất. Mô hình phát triển của hợp tác xã đã thúc đẩy hiệu quả thu nhập tập thể của làng và giúp các thành viên trở nên giàu có, đồng thời đồng thời giải quyết được vấn đề người trẻ ngại làm nông, đưa ra giải pháp cho vấn đề lực lượng lao động già ", Quách Kỳ Xuân, Bí thư chi bộ Làng Quách Chỉ cho biết.
Người dân tại đây chia sẻ: "Tôi rất vui khi nhận được cổ tức trước Tết Nguyên đán. Nó giúp chúng tôi có tiền để mua hàng năm mới".
Hoạt động chia cổ tức cũng diễn ra tại làng Hoàng Thổ, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
Tại lễ chia cổ tức, Lý Thế Bân, người đứng đầu hợp tác xã, đã trình bày chi tiết về hoạt động và thành tích của hợp tác xã trong năm 2023 cho các thành viên, đồng thời chia cổ tức bằng tiền mặt trị giá 8.500 nhân dân tệ (khoảng 29 triệu đồng) cho tất cả 325 thành viên. Mọi người đều hân hoan đón nhận khoản tiền này.
"Chúng tôi chủ yếu chia cổ tức bằng tiền mặt và hiện vật. Tôi rất vui vì sự phát triển của hợp tác xã đã không làm dân làng thất vọng”.
Hợp tác xã nông nghiệp tại làng Hoàng Thổ là một doanh nghiệp tích hợp trồng, sản xuất và kinh doanh đậu phộng, đã tạo nên thương hiệu "Đậu phộng ngọc trai Đồng Nhân" và các sản phẩm đều đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, hợp tác xã đã áp dụng mô hình phát triển “hợp tác xã và nông dân”, thống nhất giống, tiêu chuẩn trồng trọt, quy hoạch và giúp người dân địa phương trở nên giàu có nhờ lợi nhuận thu về từ cây đậu phộng.
Tham khảo Sohu, 163